Hà Nội

Vụ 200 cảnh sát bắt “cát tặc”: Huyện Phúc Thọ "khổ tâm" vì không xử lý được

(Dân trí) - Phía chính quyền huyện Phúc Thọ cho biết cũng rất bức xúc trước vấn nạn “cát tặc” lộng hành trên địa bàn và hết sức khổ tâm khi người dân phản ánh nhưng không xử lý được các doanh nghiệp khai thác cát trái phép.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Hà Nội vẫn muốn giữ tên cầu Nhật Tân

* Ngân hàng Nhà nước bán ra can thiệp tỷ giá?

* Gãy “Tứ trụ”, VN-Index lao dốc mất gần 7 điểm

* 1,7 tỷ đồng tiền phạt cho những vi phạm, sự cố hàng không năm 2014

* Cổ phần hóa Vinafood 2: Chỉ đủ 'gãi ngứa'?

* Tỷ phú Thái Lan và “bốn chân rết” ở Việt Nam

Chiều ngày 18/11, trong cuộc họp giao ban tại thành uỷ Hà Nội, đại diện chính quyền huyện Phúc Thọ gồm ông Hoàng Văn Phú – Phó bí thư huyện Phúc Thọ, ông Nguyễn Xuân Trường – Trưởng công an huyện Phúc Thọ và ông Nguyễn Văn Ngà phó phòng tài nguyên môi trường huyện Phúc Thọ đã tới trả lời các vấn đề liên quan đến vụ việc “cát tặc” lộng hành và mới bị chuyên án của Bộ công an truy quét.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Hoàng Mạnh Phú cho hay, tình trạng cát tặc thực chất đã diễn ra từ lâu nhưng vào tháng 9/2014 vừa qua diễn ra ồ ạt. Huyện Phúc Thọ đã có 8 văn bản chỉ đạo về tình trạng khai thác cát, 3 văn bản báo cáo thành phố, 4 hội nghị đề xuất được các lực lượng chức năng vào cuộc giúp đỡ để ngăn chặn nạn “cát tặc”.

“Bản thân huyện Phúc Thọ đã từng xử phạt 6 vụ việc liên quan đến vấn đề khai thác cát trái phép”, ông Phú cho biết.

Vụ 200 cảnh sát bắt “cát tặc”: Huyện Phúc Thọ khổ tâm vì không xử lý được

Đại diện chính quyền huyện Phuc Thọ trả lời về việc "cát tặc" lộng hành tại cuộc họp chiều ngày 18/11

Cũng theo Phó bí thư huyện Phúc Thọ, hoạt động khai thác cát trái phép trên địa bàn huyện Phúc Thọ thường diễn ra vào ban đêm từ khoảng 23h đến 5h sáng hôm sau. Các đối tượng khai thác cát thường lợi dụng ngày nghỉ, ngày lễ và có cả vũ khí để chống trả lại lực lượng chức năng.

Về tình trạng xã hội đen cầm đầu, bảo kê tiến hành khai thác cát trái phép tại địa bàn huyện Phúc Thọ, ông Nguyễn Xuân Trường – Trưởng công an huyện Phúc Thọ cho hay rằng, có nắm được thông tin về một đối tượng cầm đầu có tên Vũ Anh Toàn (SN 1973, quê ở Phúc Thọ, hiện trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội). Đối tượng Toàn lúc đi lúc về. Công ty do Vũ Anh Toàn lập ra được Sở kế hoạch đầu tư cấp phép kinh doanh khoảng 30 lĩnh vực. Trong đó, công ty toàn chỉ được phép khơi thông dòng chảy nhưng lợi dụng danh nghĩa này, Vũ Anh Toàn đã cho người tiến hành thu tiền của các tàu qua lại trên địa bàn sông thuộc huyện Phúc Thọ.

“Đối tượng này chỉ đạo các “đàn em” thực hiện các hoạt động khai thác cát trái phép, hoạt động hết sức tinh vi, hiện phía huyện Phúc Thọ đang thu thập chứng cứ, lập chuyên án đấu tranh ổ nhóm tội phạm Vũ Anh Toàn”.

Bên cạnh đó, ông Trường cũng cho hay rằng, công an huyện Phúc Thọ cũng rất bức xúc trước vấn nạn “cát tặc” lộng hành gây nhức ngối trong quần chúng nhân dân. “Việc người dân phản ánh, kiến nghị chúng tôi cũng hết sức khổ tâm vì không xử lý được”.

Trong thời gian tới, chính quyền huyện Phúc Thọ đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Sở công an thành phố Hà Nội bố trí khu vực để tạm giữ các phương tiện tàu, thuyền vi phạm. Đồng thời đề nghị cơ quan chức năng phối hợp, tăng cường lực lượng tại các xã Vân Nam, Vân Hà để ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép.

Hình ảnh các tàu hoạt động khai thác cát trái phép tại huyện Phúc Thọ vào thời điểm tháng 9/2014

Hình ảnh các tàu hoạt động khai thác cát trái phép tại huyện Phúc Thọ vào thời điểm tháng 9/2014

Trước đó, thời điểm tháng 9 vừa qua, sau khi nhận phản ánh từ người dân huyện Phuc Thọ, phóng viên Báo điện tử Dân trí đã khảo sát và phát hiện việc nạn cát tặc vẫn ngang nhiên hoành hành, chính quyền địa phương gần như bất lực. Đặc biệt, việc hút cát còn dẫn đến xảy ra tai nạn chìm tàu trên sông Hồng.

Cụ thể, khoảng 7h30 ngày 4/9, tại Km222, phía bờ phải sông Hồng, thuộc xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ, Hà Nội xảy ra vụ tại nạn giao thông đường thuỷ nghiêm trọng.

Hậu quả, chiếc tàu chở cát mang số hiệu NĐ – 1252, có trọng tải 199 tấn, công suất 108CV, do anh Trần Hữu Nam (38 tuổi, ở xã Xuân Trung, huyện Xuân Trưởng, tỉnh Nam Định) điều khiển bị chìm xuống đáy sông Hồng sâu khoảng gần 20m.

Nhiều người dân sống ở quanh khu vực xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thuỷ này cho hay, chiếc tàu NĐ- 1252 chìm rất nhanh, chỉ trong vài giây.

Theo người dân, lúc xảy ra tai nạn, chiếc tàu NĐ- 1252 vẫn đang lấy cát từ một chiếc tàu khác. “Nguyên nhân đắm tàu là do chiếc tàu này đã mua cát quá trọng tải cho phép, do sơ suất trong lúc chuyển cát từ tàu hút cát sang tàu NĐ- 1252 nên đã khiến chiếc tàu này tự chìm”, một người dân cho biết.

Ghi nhận thực tế, xung quanh khu vực xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thuỷ trên có khoảng hơn 20 chiếc tàu cuốc và tàu hút cát đang rầm rộ “khoét” lòng sông Hồng.

Mé bờ phải sông Hồng đã bị sạt lở và đang có dấu hiệu sạt lở nghiêm trọng hơn. Còn theo người dân nơi đây phản ánh, vị trí tàu NĐ- 1252 bị chìm không nằm trong khu vực khai thác cát đã được các cơ quan chức năng cấp phép.

Ngay sau khi báo điện tử Dân trí phản ánh, cơ quan công an đã vào cuộc để tiếp tục truy quét triệt để nạn cát tặc. Cho đến rạng sáng 8/11, hơn 200 cảnh sát thuộc Cục Cảnh sát đường thủy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động phối hợp cùng CAH Phúc Thọ (Hà Nội) đã mật phục, triệt phá ổ nhóm hoạt động khai thác cát trái phép quy mô lớn trên sông Hồng, đoạn qua địa bàn huyện Phúc Thọ.

 Lê Tú