1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

VN-Index đang lùi dần về mốc 490 điểm

(Dân trí) - VN-Index đã có những diễn biến khá xấu trong những phút cuối giờ giao dịch sáng nay 2/8 khi giảm mạnh cả về điểm số lẫn thanh khoản.

VN-Index đang lùi dần về mốc 490 điểm - 1
Nhà đầu tư băn khoăn không biết nên mua vào hay bán ra.
 
Đóng cửa, VN-Index giảm 2,22 điểm xuống 491,69 điểm (mức giảm 0,45%), trong khi đã có lúc chỉ số này lên sát 495 điểm vào đầu giờ giao dịch.

Khối lượng giao dịch phiên này xuống 37,37 triệu cổ phiếu, tương đương 1.125,96 tỷ đồng, giảm 18,7% về khối lượng và giảm gần 16% về giá trị so với phiên giao dịch cuối tuần trước (30/7).

TTCK Việt Nam đang rơi dần vào trạng thái ảm đạm trong khi sáng nay hầu hết TTCK các nước Châu Á đều tăng điểm. Chỉ số MSCI Asia của Châu Á tăng 1,58%; Nikkei 225 của Nhật tăng 0,65%; Hang Seng Index của Hồng Kông tăng 1,21%; CSI 300 của Trung Quốc tăng 1,6%; Kospi của Hàn Quốc tăng hơn 1%...

Một số bluechips có vốn hóa lớn giảm mạnh vào cuối phiên là nguyên nhân khiến toàn thị trường giảm điểm: HAG giảm 1.500 đồng, SSI, FPT, VNM, DIG, VCB, NTL, SJS… đều giảm 500 đồng, PVD giảm 800 đồng, STB giảm 100 đồng.

Các cổ phiếu giao dịch trên 1 triệu đơn vị trong phiên này là VSH (đứng giá tham chiếu 12.400 đồng); VNE (tăng 500 đồng lên 17.300 đồng/cp); TCM (giao dịch nhiều nhất sàn 2,5 triệu cp, tăng 800 đồng lên 20.400 đồng/cp); DIC (đứng giá 35.000 đồng/cp sau khi giảm sàn vào giữa phiên); REE và VHG, trong đó duy nhất VHG tăng trần với dư mua gần 400.000 đơn vị vào cuối phiên.

Một số penny tăng trần và có dư mua lớn là VNH (đã tăng trần 3 phiên); APC; DAG, HVG, VPK. Các cổ phiếu giảm sàn là BAS (lỗ quý II); BT6, HRC, PAC, SEC, TSC…

Theo SSI, ảnh hưởng của luồng tiền bị rút đi và hiệu ứng pha loãng cổ phiếu sẽ là một trở ngại không nhỏ cho những nỗ lực thúc đẩy thị trường trong một vài tháng tới. Kết quả kinh doanh quý 2 đã không tạo được cú hích cho cả thị trường bởi xen kẽ với những công ty có tăng trưởng tốt vẫn có những công ty tăng trưởng âm.

Các bluechips không tạo được đột biến nên giá cũng ít biến động. Xu hướng mua ròng của NĐT ngoại đã giảm rõ rệt vào nửa cuối tháng 7. Những quỹ đầu tư mới của nước ngoài đã gần hoàn tất việc giải ngân và sức mua của họ đã giảm nhiều.

Thị trường trong tháng 8 phải trông chờ vào những NĐT ngoại mới, đặc biệt là vào nửa cuối tháng 8. Nếu điều này thực sự xảy ra, lực cầu trong nước sẽ có thêm chỗ dựa. Sự thận trọng vẫn sẽ là chủ đạo trong tháng 8 khiến thị trường khó có những đợt lên điểm mạnh và dài.

Tại sàn Hà Nội, đầu phiên HNX Index đã tăng nhẹ lên trên 154 điểm. Tuy nhiên, sau đó, chỉ số bắt đầu giảm dần đều cho đến đóng cửa. Kết thúc ngày, HNX Index đóng cửa tại 151,38 điểm, giảm 1,95 điểm (-1,27%) so với phien cuối tuần trước.

Thời điểm đóng cửa, toàn thị trường có 212 mã giảm, 73 mã tăng và 37 mã đứng giá. Phía giảm giá có 18 mã giảm sàn: AMV, SD1, LO5, MKV, HHG, SRB, VE2, VE9… Nhóm cổ phiếu chủ chốt giảm nhẹ.

Mặc dù thị trường ở trong xu hướng điều ảm đạm nhưng vẫn có tới 15 mã đóng cửa tại giá trần như LCS, AGC, BST, CAP, CMI, ECI, LUT, VFR, SMT, SSS… Một số mã trong nhóm này đã tăng trần liên tục từ cuối tuần trước như LCS, VFR, LUT…

Tổng lượng giao dịch giảm gần 10 triệu xuống 25,9 triệu đơn vị, trị giá 740 tỷ đồng. Hai phiên trước, lượng giao dịch tại HNX đứng ở mức cao là do PVX được giao dịch thỏa thuận lượng lớn (ngày 29/7 là 12 triệu và ngày 30/7 là 5 triệu đơn vị).

PVX vẫn là mã được giao dịch nhiều nhất hôm nay với 3,4 triệu đơn vị. Tiếp đến là KLS (1,3 triệu), HBS (0,81 triệu), SHN (0,8 triệu), AAA (0,68 triệu)…

Phương Mai - Quốc Thắng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm