Vì sao VPBank lại rộng tay với các doanh nghiệp SME?

Trong khi nhiều ngân hàng vẫn chưa mặn mà cho vay đối với những doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), có ngân hàng lại đang đi theo chiều ngược lại và trở thành ngân hàng dẫn đầu trong việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp SME với những khoản vay tín chấp.

Tại hội nghị “Trao đổi và tháo gỡ khó khăn cho các Tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM” được tổ chức vào ngày 12/4 vừa qua, ông Nguyễn Phước Thanh – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết rất nhiều ngân hàng vẫn ngại cho vay đối với các doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp SME. Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chỉ ra ba điểm yếu của các doanh nghiệp SME khiến các ngân hàng ngại cho vay bao gồm: Tài sản không ổn định, tài chính không chứng minh được và cuối cùng là sản phẩm khó cạnh tranh.

Những điểm yếu trên dẫn đến một hệ quả là doanh nghiệp sẽ không có tài sản bảo đảm cho các khoản vay từ các tổ chức và ngân hàng. Nếu cho vay theo phương án kinh doanh thì nhiều ngân hàng vẫn còn “chùn tay” vì không có nhiều cơ sở để định giá phương án kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập. Chính vì vậy, việc tiếp cận vốn ngân hàng đối với các doanh nghiệp này càng trở lên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng đều quay lưng lại với các doanh nghiệp SME. Báo cáo thường niên 2016 của VPBank mới đây cho thấy tăng trưởng dư nợ của khối SME, đặc biệt với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, của VPBank là khá ấn tượng, đạt trên 30%. Con số này phần nào thể hiện chiến lược hướng đến khách hàng SME của ngân hàng này.

VPBank đang trở thành ngân hàng dẫn đầu trong việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp SME với những khoản vay tín chấp
VPBank đang trở thành ngân hàng dẫn đầu trong việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp SME với những khoản vay tín chấp

“Doanh nghiệp tôi đang dùng khá nhiều các sản phẩm của VPBank. Tôi thấy các sản phẩm cho doanh nghiệp của ngân hàng được thiết kế khá hợp lý và phù hợp với đặc thù doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, đặc biệt là với nhóm Micro SME (doanh nghiệp siêu nhỏ). Đội ngũ bán hàng thì tư vấn rất nhiệt tình và sâu sát tình hình doanh nghiệp, có những lúc các bạn còn đưa ra lời khuyên khá hữu dụng cho doanh nghiệp, vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa giúp quản lý dòng tiền tốt hơn. Điều này rất cần thiết với những người chủ doanh nghiệp mới như tôi”, anh Nguyễn Văn Danh, chủ một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, chia sẻ.

Thấu hiểu việc các doanh nghiệp SME thường không có tài sản đảm bảo, nên giải pháp tài chính “hữu dụng và phù hợp” mà ngân hàng mang đến cho phân khúc khách hàng này là chính là các sản phẩm vay tín chấp. Giải pháp này đã hóa giải được hoàn toàn những e ngại mà doanh nghiệp SME gặp phải khi phát sinh nhu cầu vay vốn ngân hàng.

Dư nợ cho vay tín chấp SME của VPBank năm 2016 đã tăng gấp 5 lần so với năm 2015
Dư nợ cho vay tín chấp SME của VPBank năm 2016 đã tăng gấp 5 lần so với năm 2015

Hiện tại, VPBank có ba sản phẩm bán chạy nhất trong mảng cho vay tín chấp (BIL), bao gồm sản phẩm BIL thông thường, sản phẩm BIL cho khách hiện tại và cuối cùng là sản phẩm Mini BIL dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Đây chính là những giải pháp cứu cánh về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang gặp khó khăn về vốn.

Theo lãnh đạo Khối SME của ngân hàng này, sản phẩm này cung cấp các món vay nhỏ phù hợp với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt điều kiện vay và hồ sơ vay của những sản phẩm này đều đơn giản kèm với thời gian phê duyệt khá nhanh gọn. Ngoài những sản phẩm BIL kể trên, VPBank còn mang đến giải pháp vay tín chấp thông qua mở thẻ tín dụng VPBiz, với hạn mức thẻ được phê duyệt đến 2 tỷ đồng.

Nhờ đưa ra những sản phẩm vay tín chấp phù hợp với nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp SME, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, dư nợ cho vay tín chấp SME của VPBank năm 2016 đã tăng gấp 5 lần so với năm 2015. Tất nhiên, khi hướng vào phân khúc có tiềm năng lớn nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro như vay tín chấp, ngân hàng sẽ phải đối mặt với thách thức lớn trong công tác điều hành.

Trả lời cho điều này, lãnh đạo VPBank đã tự tin nhận định: “Chúng tôi đã dành ra 3 năm để nghiên cứu và tìm cách thâm nhập cũng như phát triển trong thị trường SME đầy tiềm năng này, vì vậy chúng tôi hiểu rõ rằng việc xây dựng được hệ thống quản trị rủi ro tốt và vận hành linh hoạt chính là điểm cốt yếu để vận hành thành công chiến lược hướng đến phân khúc khách hàng này. Điều này tại VPBank đang là lợi thế".