Vì sao Việt Nam cho thương mại hóa cây trồng biến đổi gen?

(Dân trí) - Trả lời PV Dân trí, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Việt Nam có đủ cơ sở khoa học để kết luận cây trồng biến đổi gen an toàn về sinh học, an toàn với gia súc và con người. Trồng cây biến đổi gen là vì lợi ích của người dân và quốc gia.

Ngô biến đổi gen được trồng khảo nghiệm ở xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Ảnh: N.A)
Ngô biến đổi gen được trồng khảo nghiệm ở xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Ảnh: N.A)

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Đến nay Việt Nam đã công nhận 4 giống ngô biến đổi gen (BĐG) đủ điều kiện làm thực phẩm và làm nguyên liệu sản xuấ thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, Bộ NN&PTNT đã cho phép thương mại hóa 3 giống ngô biến đổi gen có đặc tính kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ. Tuy nhiên, dư luận đang rất băn khoăn về tính an toàn của cây trồng BĐG với môi trường, sinh thái và sức khỏe con người.

Trả lời PV Dân trí tại cuộc họp báo về Kết quả công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015 của ngành nông nghiệp, về lý do vì sao Bộ NN&PTNT coi cây trồng BĐG là trọng tâm của Chương trình ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, Bộ trưởng Phát khẳng định: “Chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm, khảo nghiệm theo đúng chuẩn mực quốc tế trong gần 5 năm để cuối cùng đi đến kết luận là những cây trồng này là an toàn về mặt sinh học, sinh thái; an toàn đối với gia súc và an toàn đối với con người. Khi áp dụng toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu giống, thuốc trừ cỏ, phân bón chúng tôi có cơ sở khoa học để khẳng định điều đó.”

Theo Bộ trưởng Phát, trên thế giới, hiện nay có 25 quốc gia đã ứng dụng cây trồng BĐG và họ làm ra 80% bông, 50% đỗ tương, và trên 30% sản lượng ngô của toàn thế giới. Những thông tin khảo nghiệm trong nước và thông tin ở nước ngoài cho thấy trồng cây ngô biến đổi gen đem lại cho người dân thu nhập cao hơn.

“Chúng tôi tính như thế là có lợi cho người dân và cho quốc gia. Vấn đề không phải chỉ để chúng ta có sản lượng để làm thức ăn chăn nuôi. Chúng ta mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, chúng ta làm cái gì có lợi, không nhất thiết phải làm cho bằng được có số lượng mà những sản phẩm chúng ta làm đắt hơn các nước khác. Chúng ta chỉ làm những gì có lợi cho người dân, có lợi cho quốc gia, còn không thì không nhất thiết phải làm,” Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nguyên An
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”