1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Vì sao nhà băng “chán” doanh nghiệp thủy sản?

Không phải bỗng dưng các ngân hàng lại thờ ơ với doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL, khi mà trước đó, các doanh nghiệp vẫn có thị trường xuất khẩu tốt, nguồn thu ngoại tệ dồi dào, khiến cho một số đơn vị trở thành “nàng công chúa” với nhiều ngân hàng ve vãn xung quanh.

Vì sao nhà băng “chán” doanh nghiệp thủy sản?
 
“Nếu như họ chỉ chí thú làm ăn đúng ngành nghề, quản trị dòng tiền tốt, không đầu tư dàn trải vào đất đai thì khi thị trường xuất khẩu gặp khó, họ không lụn bại nhanh như vậy”, một cán bộ của ngân hàng BIDV thốt lên khi nói về một số doanh nghiệp thủy sản đồng bằng sông Cửu Long, tại hội thảo về hoạt động tín dụng ngân hàng cho khu vực này, diễn ra hôm 25/11 tại Vĩnh Long

Ngân hàng dư vốn, lãi suất thấp. Doanh nghiệp cần vốn. Nhưng hai bên lại không gặp nhau. Được thụ hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách tín dụng của Chính phủ cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn của Ngân hàng Nhà nước, nhưng do thị trường khó khăn, cộng với khả năng quản trị yếu kém và đặc biệt là sau cú sốc của các doanh nghiệp thủy sản Bình An, Phương Nam, Sông Hậu..., không ít ngân hàng đang ngoảnh mặt với doanh nghiệp nuôi trồng chế biến thủy sản.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 


Không phải bỗng dưng các ngân hàng lại thờ ơ với doanh nghiệp thủy sản đồng bằng sông Cửu Long, khi mà trước đó, các doanh nghiệp vẫn có thị trường xuất khẩu tốt, nguồn thu ngoại tệ dồi dào, khiến cho một số đơn vị trở thành “nàng công chúa” với nhiều ngân hàng ve vãn xung quanh.

Thế mạnh kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu tập trung vào lúa gạo và thủy sản, do đó, nhiều năm nay, phần lớn các tổ chức tín dụng trên địa bàn đều tập trung nguồn lực vào hai lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đã có sự phân hóa trong dư nợ tín dụng giữa lúa gạo và thủy sản.

Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tính đến hết tháng 9/2013, nếu như dư nợ cho vay thu mua lúa gạo đạt 21.667 tỷ đồng, tăng 27,35% so với dư nợ thời điểm 31/12/2012, chiếm 77,18% tổng dư nợ cho vay thu mua lúa gạo toàn quốc, thì dư nợ cho vay thủy sản tại đây lại rất thấp.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm, doanh số cho vay nuôi trồng, thu mua chế biến thủy sản đạt 54.796 tỷ đồng, trong khi dư nợ đạt 36.526 tỷ đồng, chỉ tăng 3,77% so với thời điểm 31/12/2013, một tỷ lệ quá thấp so với 27,35% của lúa gạo.

Ngay cả với cá tra, một trong những thế mạnh đặc thù khu vực này, tín dụng 9 tháng đầu năm cũng tăng èo uột với doanh số chỉ 34.713 tỷ đồng, dư nợ đến 30/9/2013 đạt 23.173 tỷ đồng, chiếm 63,44% dư nợ cho vay thủy sản toàn khu vực, và chỉ tăng 1,74% so với thời điểm 31/12/2012.

Một điểm sáng duy nhất trong chính sách tín dụng đối với nuôi trồng, chế biến thủy sản là các ngân hàng vẫn còn mặn mà với con tôm khi doanh số cho vay đạt 28.102 tỷ đồng, dư nợ đến 30/9 đạt 16.607 tỷ đồng, tăng 31,19% so với đầu năm.

Cũng vì vậy, tính đến 30/9/2013, 5 ngân hàng thương mại do nhà nước chi phối vốn trên địa bàn đã gia hạn nợ cũ từ 15/8/2012 trở về trước là 8.720 tỷ đồng, tương ứng với 4.554 lượt khách hàng. Trong đó, dư nợ gia hạn đến 6 tháng trên 5.868 tỷ đồng; từ 6 – 12 tháng trên 1.987 tỷ đồng; trên 12 - 24 tháng là 862 tỷ đồng.

“Đừng quá ỷ lại vào ngân hàng. Mở rộng tín dụng mãi, coi đó là đòn bẩy để vực mà không được thì một ngày nào đó, chính cái đòn bẩy đó sẽ trở thành đòn thọc vào chính mình”, chuyên gia Lê Thẩm Dương (Đại học Ngân hàng Tp.HCM) phát biểu.

Còn theo đại diện BIDV, chất lượng tín dụng khu vực này đang bộc lộ nhiều vấn đề, trong đó dư nợ cho thủy sản bị ngưng trệ, nợ xấu trong khu vực này tăng nhanh. Thực tế này đã nảy sinh tình trạng ngân hàng dư vốn, lãi suất thấp nhưng niềm tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp lại bị rạn nứt, khiến cho tín dụng đóng băng.

Do đó, BIDV cho rằng, trước hết, nên tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ lãi suất, ưu tiên cho các ngành, lĩnh vực như thủy sản, lúa gạo và chế biến hàng xuất khẩu.

Thứ hai, số doanh nghiệp ngành thủy sản phát sinh nợ xấu tăng quá nhanh tại các tổ chức tín dụng, điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận ngân hàng mà còn khiến các ngân hàng không muốn tiếp tục cho vay. Vì vậy, ngoài các biện pháp “khoanh, giãn, hoãn, xóa” nợ, Ngân hàng Nhà nước cần có thêm những biện pháp khác hỗ trợ ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu trong ngành thủy sản.

Thứ ba, do đặc thù cho vay thủy sản luôn có giá trị tài sản bảo đảm thấp, trong khi giao dịch của doanh nghiệp với đối tác lại chủ yếu bằng tiền mặt nên ngân hàng rất khó quản lý dòng tiền. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp tháo gỡ khó khăn về tài sản thông qua một cơ chế đặc thù nào đó.

Thứ tư, Nhà nước cần nhanh chóng rà soát, quy hoạch ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản đảm bảo nguồn cung phù hợp với nhu cầu, rà soát, phân loại các doanh nghiệp có uy tín, có năng lực sản xuất để tổ chức tín dụng không bị cuốn theo trào lưu “cứ thủy sản là cho vay” như trước đây.

Thứ năm, nghiên cứu xem xét để điều chỉnh tăng giới hạn cho vay khách hàng bằng tiền mặt để phù hợp hơn với tập quán kinh doanh của doanh nghiệp, hộ dân tại đồng bằng sông Cửu Long thay vì chỉ ở mức 100 triệu đồng như hiện nay.
 
Theo Nguyễn Hoài
VnEconomy
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm