Vay 5 tỷ USD/năm: Nợ công sắp chạm trần vẫn không dừng lại

10 năm trở lại đây, Việt Nam vay khoảng 4-5 tỷ USD/năm. Nợ công gần chạm trần cho phép trong khi sức ép trả nợ ngày càng lớn. Thế nhưng, Bộ Tài chính khẳng định đó là điều không thể tránh khỏi.

Biết trước mà không tránh được

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Doanh nghiệp hoạt động trong chăn nuôi đang lỗ từ 3 – 10 tỉ/5 tháng

* Nhân viên VietinBank thu nhập bình quân hơn 20 triệu đồng/tháng

* Kín khách đặt tour khám phá hang Sơn Đoòng đến hết năm 2016

* Hãng hàng không United Airlines treo thưởng để kêu gọi hacker tấn công mình

* 7.000 tỷ cho một con tem bia rượu

* Lo cho Vịnh Nha Trang khi có “cao ốc” và “Trung tâm đại dương”

Giống như chấp nhận sống chung với lũ, Bộ Tài chính mới đây đánh giá: nợ công đang tăng nhanh, chưa bền vững, quản lý phân tán, sử dụng dàn trải.... Và nợ công có quy mô lớn là điều không thể tránh khỏi, bởi nguồn lực hạn chế, vẫn cần phải đi vay.

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, 10 năm trở lại đây, chúng ta vay mỗi năm khoảng 4-5 tỷ USD. Sau năm 2020, việc đi vay mượn với ưu đãi của nước ngoài sẽ giảm dần do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình.

Dù nợ công đã tiến sát ngưỡng an toàn mà Quốc hội cho phép nhưng an toàn nợ công thể hiện ở việc chúng ta có khả năng thu xếp, bố trí để chi trả hay các khoản vay hay không?

Trên thực tế, con số nợ công ngày càng phình to với các cách tính khác nhau vẫn là điều rất đáng lo ngại.

Năm 2014, tổng vốn vay nợ công cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội đã huy động 627,8 nghìn tỷ đồng, bằng 60,3% GDP. Đây cũng là năm mà nợ công Việt Nam tăng mạnh nhất trong dự kiến 10 năm 2011-2020 của Bộ Tài chính.

Con số nợ công ngày càng phình to với các cách tính khác nhau vẫn là điều rất đáng lo ngại.

Con số nợ công ngày càng phình to với các cách tính khác nhau vẫn là điều rất đáng lo ngại.

Năm nay, nợ công đã được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên mức 64% GDP và sẽ chạm sát trần vào năm 2016 với tỷ lệ 64,9% GDP. Sau đó, từ năm 2017, nợ công sẽ giảm dần để đến năm 2020 xuống mức 60,2% GDP.

Trên thực tế, nếu theo Chiến lược nợ công quốc gia của Việt Nam, chúng ta đã tiêu gần hết dư địa quy mô an toàn nợ công và sắp chạm trần sớm hơn 5 năm, bởi 65%/GDP ngưỡng an toàn là quy định cho năm 2020.

Tính theo USD, nợ công của Việt Nam hiện vào khoảng 84,9 tỷ USD. Trung bình mỗi người dân đang gánh hơn 937 USD tiền nợ.

Nhóm nghiên cứu của Học viện Chính sách và phát triển, Bộ Kế hoạch đầu tư trước đây đã cho hay, nếu tính thêm 5 khoản nợ phải trả của Ngân sách và chi phí dự phòng thì con số nợ công sẽ thêm 7-8% so với con số chính thức trên đây.

Chưa kể, rủi ro nợ công còn đến từ các khoản nợ tự vay của các DNNN, lên tới cả 1,1 triệu tỷ đồng. Nếu các DNNN này yếu kém, không trả được thì Chính phủ sẽ buộc phải trả thay.

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Quản lý nợ vẫn cho rằng, không thể tính nợ DNNN vào nợ công vì như vậy sẽ bất bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Khi chuyển sang cơ chế thị trường và theo Luật doanh nghiệp, các DNNN phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động của mình.

Việt Nam trả nợ đúng hạn

Theo ông Long, "Việt Nam đang làm tốt nghĩa vụ trả nợ, nợ đến hạn đều được trả đúng hẹn".

Nợ công gần chạm trần cho phép trong khi sức ép trả nợ ngày càng lớn.

Nợ công gần chạm trần cho phép trong khi sức ép trả nợ ngày càng lớn.

Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước vẫn dưới ngưỡng không quá 25% theo quy định, năm 2014 là 13,8%; năm 2015 dự kiến khoảng 16,1%.

Song, theo nhóm chuyên gia kinh tế trên, nếu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ bao gồm cả các khoản vay về cho vay lại, thì tỷ lệ này đã vượt trần" từ lâu. Năm 2014, tỷ lệ này là 25,92% và năm 2015 sẽ phải là 31,75% tổng thu ngân sách

Còn nếu tính tỷ lệ tổng nghĩa vụ trả nợ công trên thu ngân sách thì các tỷ lệ trả nợ còn lớn hơn nữa, năm 2013 là 33,39%, năm 2014 là 38,07% và năm nay sẽ lên tới con số 45,02%.

Cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại lý giải, 40% khoản vay về, được ngân sách phân bổ lại cho các dự án, các đối tượng khác. Các chủ đầu tư được vay lại sẽ phải có trách nhiệm trả nợ nên không thể tính vào khoản chi trả nợ trực tiếp từ ngân sách.

Trước áp lực trả nợ ngày càng lớn và phải giảm dần đảo nợ, Bộ Tài chính đã ngừng phát hành Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn hạn mà chỉ phát hành kỳ hạn từ 5 năm.

Song, về lâu dài, Học viện Chính sách và phát triển đã khuyến nghị rằng, phải giải quyết nhanh nợ xấu trong ngân hàng, sử dụng hiệu quả đồng vốn vay thì mới mong nợ công bền vững.

Đặc biệt, nhóm này đã đề nghị nên thoái vốn Nhà nước để giảm số nợ công trên.

Theo tính toán, tỉ lệ lãi suất bình quân của tổng nợ công là 4,7%/năm, tổng số lãi và phí phải trả 1 năm là gần 88 ngàn tỷ. Vốn chủ sở hữu của Nhà nước trong các DNNN là 1.116 ngàn tỷ.

Nếu trong năm 2015 - 2017, Chính phủ thoái 50% vốn trong DNNN, khoảng 560 ngàn và với tỷ lệ vốn hóa trên thị trường chứng khoán bình quân bằng tỷ lệ vốn hóa hiện nay của các DNNN (2,55 lần mệnh giá) thì Nhà nước sẽ thu về được khoảng 1,43 triệu tỷ VND. Số tiền này sử dụng cho đầu tư phát triển thay cho việc vay nợ với mức ước bình quân 238 ngàn tỷ/năm theo dự kiến 2015-2020.

Như vậy, Chính phủ chỉ phải vay nợ khoảng 67 ngàn tỷ/năm, tương đương 3,5 tỷ USD, giảm chi phí trả lãi vay, đảm bảo nợ công an toàn, bền vững dưới 65%/GDP như quy định.
 
Theo Phạm Huyền
Vietnamnet

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”