Vào chuỗi sản xuất của Samsung: Đắt nhưng xắt ra miếng

(Dân trí) - 8 điều kiện được cho là rất ngặt nghèo đối với doanh nghiệp Việt nhưng khi đáp ứng được thì DN sẽ thu hoạch được quá nhiều giá trị từ chủ chương của Samsung lẫn kế hoạch sắp tới của họ.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Tập đoàn dệt may của Mỹ chuyển hoạt động về Việt Nam
* Lộ diện 2 nhà đầu tư khủng mua cổ phần Vinatex
* Ngắm những công trình siêu lộng lẫy lúc về đêm
* “Ông Hội đồng” bị bắt, hàng trăm người dân lo mất đất
*
Chung cư cao cấp Hà Nội: Nơi hàng tồn ngất ngưỡng, nơi mỏi mắt săn tìm

Trong hội thảo gặp gỡ 200 doanh nghiệp (DN) hỗ trợ Việt Nam diễn ra ngày hôm qua, Công ty Samsung đã đưa ra yêu cầu, các DN muốn vào chuỗi phải đáp ứng 8 yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, thời gian vận chuyển và giá cả. Đây thực sự là thách thức lớn nhưng theo các chuyên gia và DN cái giá đắt đỏ ấy cũng cho thấy thực tế là: DN Việt Nam còn quá yếu và cái giá “đắt” nhưng nếu DN đáp ứng được… sẽ vớ bẫm.

DN Việt “chầu rìa” 21 tỷ nhập khẩu của Samsung

Đây là con số mà Samsung phải nhập khẩu các linh, phụ kiện để phục vụ sản xuất điện thoại của hãng Samsung tại Việt Nam năm 2013. Đối chiếu với con số 23 tỷ USD xuất khẩu mà hãng này mang về, sản xuất tại Việt Nam chỉ có giá trị gia tăng thu về 2 tỷ USD.

Vào chuỗi sản xuất của Samsung: Đắt nhưng xắt ra miếng

Samsung đang rất cần những nhà cung cấp linh phụ kiện tại Việt Nam nhưng ngay cả ốc vít, DN trong nước cũng không cung cấp  được

Lượng tiền này lại không phải đổ về đầu tư phát triển mà chuyển vào giải quyết coonga ưn việc làm cho người lao động Việt Nam, vốn được đánh giá là có chi phí thấp bằng 1/3 so với Trung Quốc - nước mà mấy năm trước Samsung từng đặt đại bản doanh. Đây rõ ràng là 1 trong những minh chứng cho thấy, sự hiện diện của Samsung chưa phải là trợ lực đối với ngành công nghiệp điện tử non trẻ của Việt Nam cũng như việc DN nội thừa hưởng được bao nhiêu trong chuỗi giá trị của Samsung mang đến.

Vấn đề đáng lo ngại hơn, chính là xuất nhiều nhưng nhập lắm khiến hiệu quả đầu tư, tính chất lan tỏa của Samsung ở Việt Nam bị thấp bởi đây là 1 trong những DN được hưởng quá nhiều ưu đãi đầu tư từ Chính phủ, bộ ngành đến địa phương. Khi mới vào Việt Nam, Chính phủ, các tỉnh đã nới rất nhiều ưu đãi, thậm chí trải thảm đỏ cho Samsung bằng hàng loạt chính sách ưu tiên miễn thuế, chính sách ưu tiên hải quan, thuê đất… như: Samsung sẽ đưởng hưởng thuế suất 10% trong 30 năm kể từ khi DN này có  doanh thu, miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo nếu đáp ứng tiêu chí về công nghệ cao như cam kết.

Như vậy, sau 3 năm vào Việt Nam, số vốn khủng lên đến gần 8 tỷ USD (hết tháng 7/2014) của Samsung mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết lao động. Còn các yếu tố như thành lập hai Viện nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại Hà Nội và TP HCM, cùng với chính sách hỗ trợ của Samsung đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn là kế hoạch trong thời gian tới.

“Ngay cả với các DN FDI, các điều kiện của Samsung cũng khó có thể đáp ứng vì quá hoàn hảo thì DN Việt Nam đang chầu rìa – (đứng ngoài) chuỗi cung ứng, nhập khẩu của Samsung là đúng thôi bởi xét trên nhiều nguyên nhân khách quan. DN Việt yếu về năng lực chuyên môn, khả năng giao kết hợp đồng chưa chuyên nghiệp, khó khăn về vốn và đặc biệt không tiếp cận được công nghệ chế tại, thiết bị tiên tiến. Chính các lý do này khiến DN Việt mãi chỉ làm cái mình có mà không biết thị trường cần gì. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn họ có hệ thống cung ứng rộng khắp, có chất lượng và độ ổn định. Nếu chỉ vì 1 sự cố, sẽ ảnh hưởng đến đơn hàng và sản phẩm nên chắc chắn họ phải tìm và lựa chọn rất kỹ càng”, đại diện 1 DN lơn của Nhật Bản tại Việt Nam cho hay.

Hiện, chỉ có 1 DN Việt Nam lọt vào mắt xanh của Samsung là Cty Công nghệ Bắc Việt, nhưng DN cũng chỉ là DN cung cấp các linh kiện lẻ, linh kiện từ các DN khác, chưa phải là DN cấp 1, ký hợp đồng trực tiếp với Samsung. Chính vì vậy có thể, việc thay thế nhà phân phối này sẽ đến bất cứ lúc nào nếu DN không đáp ứng được yêu cầu

Theo ông Jang Hoyoung – GĐ bộ phận mua hàng của Samsung, hiện Samsung đang lắp ráp 17 triệu điện thoại/tháng, 400 nghìn máy hút bụi, 4 triệu camera, 3 triệu màn hình, vỏ máy, lắp máy và hơn 13 triệu pin điện thoại. Các mảng mà Samsung đang muốn gia tăng chuỗi cung ứng là: sản xuất thiết bị Màn hình, lắp ráp điện, linh kiện điện, cơ khí, nhựa, in ấn và bao bì.

Đắt nhưng xắt ra miếng!

Yêu cầu cao, nhưng đó không phải là thách thức bởi hơn ai hết các tập đoàn lớn họ cần 1 sự chuyên môn hóa nhất định để có thể duy trì tăng trưởng. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia về việc Samsung đưa 8 yêu cầu “kén rể hiền, tuyển dâu giỏi” cho kế hoạch và tham vọng mới của mình tại Việt Nam.

Theo GS Nguyễn Mại Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài chia sẻ với Dantri: “Nhu cầu của Samsung là thật và họ có kế hoạch rất rõ ràng: cam kết công nghệ cao, công nghệ nguồn và thành lập hai viện nghiên cứu và chế tạo… DN Việt kể cả FDI cần tìm hiểu kỹ nhu cầu của họ và mạnh dạn tham gia vào chuỗi cung ứng. Ngặt nghèo nhưng khi đáp ứng được thì DN Việt Nam sẽ thu hoạch được quá nhiều giá trị từ chủ chương của Samsung lẫn kế hoạch sắp tới của họ. Đắt nhưng xắt ra miếng mà”.

Đồng tình với quan điểm ấy, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, bài toán của Samsung cũng chính là bài toán mà các tập đoàn và DN lớn của nước ngoài đã đặt ra mà nhiều năm qua Việt Nam và cộng đồng DN Việt Nam giải mãi không xong. Không phải 100% DN FDI đầu tư vào Việt Nam đều muốn nhập khẩu từ công ty con, công ty mẹ ở các nước bởi nếu như vậy sẽ đội giá sản xuất do chi phí thuế nhập khẩu, mang tiếng là đầu tư… và không nhận được hỗ trợ chính sách và ưu đãi nào nữa. Theo bà Lan, trước đây, khi Honda, Toyota vào Việt Nam, họ đã rất tích cực xúc tiến với Hanel làm điện cơ khí ô tô, nhưng sau đó tìm mỏi mắt không có ai có thể làm được. Hay gần đây sơn tĩnh điện cho ô tô, xe máy cũng vậy.

Theo GS Nguyễn Mại, đầu năm 2010 - 2013, khi vào Việt Nam, Hiệp hội, các cơ quan chuyên môn và Chính phủ đã đề xuất đặt hàng cho hãng này về việc thức đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ điện - điện tử. Qua rất nhiều lần hiệp thương, hội nghị “tuyển chọn” ngày hôm qua 11/9 được kỳ vọng sẽ thu được kết quả trong nay mai. Tôi hy vọng không chỉ có 1 DN mà nhiều hơn nữa các DN xem đây là cơ hội để thử thách bản lĩnh. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bất kể thứ gì họ cần, kể cả việc thương lượng, kết nối với Samsung.

Theo kế hoạch đầu tư vào công nghệ cao, trợ giúp phát triển công nghiệp hỗ trợ mà Samsung đăng ký với Bộ KH&ĐT, Samsung cam kết sẽ dành ưu đãi cho DN Việt Nam trở thành DN cung ứng cấp 1 của hãng về công nghệ, nguồn gốc hàng nhập khẩu, quản trị dây truyền và đặc biệt chuyển giao công nghệ từ hai Viện nghiên cứu của Samsung tại Việt Nam.

Không chỉ tham gia vào đơn hàng, chi tiết, linh phụ kiện, các DN Việt sẽ có lợi thế chính về đấu thầu cung cấp thiết bị cho Samsung hoặc bất kỳ Tập đoàn công nghệ khác như Intel, LG hay Nokia… Tuy nhiên, chắc chăn miếng bánh thị phần này sẽ rất khó ăn xét theo năng lực hiện tại của DN Việt.

“Phần cứng của Samsung tại các thiết bị chủ yếu là cơ khí chính sác, công nghệ cao, công nghệ nguồn và có trình độ mức tiên tiến trên thế giới. Các vi mạch, bảng điện tử đều là công nghệ đời thứ nhất, còn đời thứ 2 và 3 của các DN Việt Nam hiện nay là đời cũ, không thể đáp ứng được nhu cầu của các tập đoàn lớn. Các DN Việt đừng quá trông chờ vào Samsung cứu mình mà hãy tự hoàn thiện mình, nâng chuẩn và lúc ấy đi đàm phán mà không cần cầu cạnh, xin xỏ gì. Nếu như hiện nay là rất khó để Samsung chấp nhận bởi với 1 tập đoàn, họ cần chuẩn từ từng chi tiết, không ai chấp nhận 1 sản phẩm kém cả”, ông Lưu Hoàng Loang - Chủ tịch Hiệp hội DN điện tử Việt Nam.

Nguyễn Tuyền
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”