Từ cú sốc "bầu Kiên" và phiên ngày 8/5 nhìn lại sự nhạy cảm "người buôn chứng"

(Dân trí) - TTCK hình thành trên kỳ vọng của nhà đầu tư về triển vọng nền kinh tế. Giữa lúc kỳ vọng chưa được "neo" vững thì một tín hiệu bất ổn có thể khuếch đại thành ngòi nổ thực sự. Một sự bình tĩnh, tránh tâm lý đám đông là điều cần thiết lúc này.

 

Tâm lý nhà đầu tư luôn là yếu tố then chốt trong các biến động chứng khoán.

Tâm lý nhà đầu tư luôn là yếu tố then chốt trong các biến động chứng khoán.

 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Nhìn lại "cú sốc" thị trường chứng khoán ngày 8/5, trong Nhật ký tư vấn của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới phát hành, công ty nhắc lại định nghĩa kinh điển: Thị trường chứng khoán hình thành trên kỳ vọng của nhà đầu tư về triển vọng của nền kinh tế. Giữa lúc kỳ vọng chưa được "neo" vững chắc thì một tín hiệu bất ổn có thể khuếch đại thành ngòi nổ thực sự.

 

Thị trường ngày 8/5, theo VDSC, chính là một phiên như vậy! Nhóm phân tích cho rằng, câu chuyện tranh chấp tại Biển Đông đã xuất hiện từ nhiều phiên trước nhưng tác động chỉ thực sự diễn ra sau buổi họp báo chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

 

Thông điệp này khiến nhà đầu tư lo ngại về sự bất ổn trong tình hình chính trị sắp tới và hậu quả là ngay từ phiên ATO (15 phút giao dịch đầu phiên), lượng bán áp đảo toàn bộ thị trường. Kết thúc phiên, VN-Index giảm 32,88 điểm và hầu như các cổ phiếu giảm sàn kể cả các trụ đỡ trong VN30.

 

VDSC cũng dẫn liên tưởng đến sự kiện tương tự diễn ra cách đây gần 2 năm, đó là vụ việc "bầu Kiên" bị bắt vào ngày 21/8/2012: Mặc dù giảm sâu nhưng thanh khoản trên thị trường lại cải thiện đáng kể so với các phiên trước.

 

Cụ thể thanh khoản ngày 8/5 tăng khoảng 1,7 lần, trong khi thanh khoản ngày 21/8 tăng 91% so với phiên trước đó. Tích cực trong thanh khoản khẳng định về việc dòng tiền không hoàn toàn tháo chạy khỏi thị trường - báo cáo của VDSC viết - Điển hình như việc gia tăng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài ở cả hai sự kiện. Mua ròng 243 tỷ đồng (gấp gần 3 lần so với phiên trước) tại sự kiện 8/5 và 132 tỷ đồng (gần 2 lần) tại sự kiện "bầu Kiên".

 

Nhóm phân tích cũng đặt vấn đề, tác động của các tín hiệu trên kéo dài đến khi nào? Như câu chuyện ngày 21/8, VN-Index chỉ thực sự chạm đáy sau đó 5 phiên, ở mức 385,78 điểm (giảm 31,06 điểm). Giao dịch lình xình kéo dài khoảng 3 tháng thì đà tăng mới rõ ràng. Diễn biến này khá phù hợp khi mà sự kiện bầu Kiên bị bắt dẫn đến hàng loạt thông tin về rủi ro nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Chỉ đến khi có các thông tin đủ trấn an nhà đầu tư như cắt giảm lãi suất, tín dụng tăng trưởng, cải thiện trong xử lý nợ xấu thì dấu hiệu tích cực mới trở lại.

 

Diễn biến TTCK trong sự kiện bầu Kiên.
Diễn biến TTCK trong sự kiện bầu Kiên.

 

Quay về với câu chuyện thị trường ngày 8/5, theo quan điểm VDSC, tâm lý nhà đầu tư mới là vấn đề then chốt. Một sự bình tĩnh, tránh tâm lý đám đông là điều cần thiết lúc này.

 

Diễn biến thị trường trong sự kiện 8/5.

Diễn biến thị trường trong sự kiện 8/5.

 

Câu trả lời của phiên 9/5 đó là thị trường đã bật tăng đáng kinh ngạc với 15,37 điểm tại VN-Index tương ứng 2,92% đưa chỉ số này lên 542,46 điểm trong khi HNX-Index tăng 2,54 điểm tương ứng 3,55% lên 74,2 điểm.

 

Báo cáo của VDSC phát hành trong ngày 8/5 có lưu ý, "trên kinh nghiệm quan sát của chúng tôi, những tác động thuộc về yếu tố chính trị thường có ảnh hưởng kéo dài đến tâm lý nhà đầu tư, do đó, theo nhóm phân tích, việc mua vào lúc này là không gấp, đặc biệt là đối với các tài khoản hiện đang có tỷ lệ chứng khoán cao hoặc đang sử dụng margin.

 

Bích Diệp
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước