1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

TS. Phạm Sỹ Thành: Đóng góp của khu vực doanh nghiệp Nhà nước rất mờ nhạt

(Dân trí) - "Nửa đầu năm nay, giải ngân vốn nhà nước chỉ đạt 30%, con số này rất thấp và cho thấy đóng góp của khu vực kinh tế Nhà nước là rất kém hiệu quả. Điều đó còn cho thấy nỗ lực tái cơ cấu, tái cấu trúc khu vực này bắt đầu từ 2011-2012 chưa thực sự tạo ra được những chuyển biến mang tính chất căn bản”, ông Thành nói.

“Ngoài khuynh hướng lạm phát đang tăng trở lại và mục tiêu của chính phủ kiểm soát ở mức 4% thì lạm phát lõi trên thực tế đang không tăng, thậm chí có xu hướng giảm. Phần lớn lạm phát đến từ việc tăng giá dịch vụ, cũng như yếu tố bên ngoài.”

Phát biểu tại tọa đàm “Dự báo kinh tế Việt nam 6 tháng cuối năm 2018 và ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc” diễn ra sáng nay (8/8) tại Hà Nội, TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc cho hay: “Ngoài khuynh hướng lạm phát đang tăng trở lại và mục tiêu của Chính phủ kiểm soát ở mức 4% thì lạm phát lõi trên thực tế đang không tăng, thậm chí có xu hướng giảm. Phần lớn lạm phát đến từ việc tăng giá dịch vụ, cũng như yếu tố bên ngoài"

Cũng theo ông Thành: “Điều này hàm ý rằng, kiểm soát lạm phát của Việt Nam phải tính đến sự thay đổi giá nhiên liệu và hàng hóa cơ bản bên ngoài sẽ tác động thế nào tới Việt Nam. Đây không còn là vấn đề của kinh tế vĩ mô trong nước nữa, mà còn phải theo dõi biến động kinh tế bên ngoài".

TS. Phạm Sỹ Thành: Đóng góp của khu vực doanh nghiệp Nhà nước rất mờ nhạt - 1

Nhận xét về tình hình kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm nay, TS. Phạm Sỹ Thành cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm có một vài điểm sáng. Tuy nhiên, nhìn vào kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm thì rõ ràng là còn một số điểm lo lắng và để có được sự tăng trưởng bền vững, động lực tăng trưởng mới thì cần phải đi 1 chặng đường rất dài".

“Bởi hiện nay, đóng góp của khu vực doanh nghiệp Nhà nước là rất mờ nhạt. Nửa đầu năm nay, giải ngân vốn nhà nước chỉ đạt 30%, con số này rất thấp và cho thấy đóng góp của khu vực kinh tế Nhà nước là rất kém hiệu quả. Điều đó còn cho thấy nỗ lực tái cơ cấu, tái cấu trúc khu vực này bắt đầu từ 2011-2012 chưa thực sự tạo ra được những chuyển biến mang tính chất căn bản”, ông Thành nói.

TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc
TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc

Nếu khu vực này tiếp tục không được cải thiện về mặt hiệu quả thì theo ông Thành: “Dần dần khu vực này sẽ trở thành một gánh nặng của nền kinh tế thay vì động lực. Bởi đáng lẽ với tiềm lực đang sử dụng, khu vực này phải đóng góp được nhiều hơn thế".

Điều này được thể hiện qua con số mới nhất của 1000 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất Việt Nam 2017 thì rõ ràng, đóng góp của khu vực kinh tế Nhà nước rất thấp, chỉ 27%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp tư nhân là 34%, chưa kể tới các doanh nghiệp FDI.

Nhưng điều bất hợp lý ông Thành chỉ ra là: “Trong khi chiếm dụng nguồn lực và với các ưu đãi rất lớn thì đóng góp của khu vực kinh tế Nhà nước cho cả ngân sách và tăng trưởng kinh tế đều rất hạn chế".

Tăng trưởng tín dụng cũng là một mục tiêu mà ông Thành lưu ý: "Cần phải chú ý tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm, do mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đạt 17%. Trong khi đó, nửa đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 7,78%, thấp hơn nửa đầu năm ngoái (9%)".

“Tăng trưởng tín dụng thấp như vậy thì liệu với mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào đầu tư như của Việt Nam có đạt được mục tiêu như đề ra hay không? Hay chúng ta lại chạy đua nửa cuối năm để tăng tín dụng lên”, TS Thành đặt dấu hỏi về vấn đề này.

“Ngoài ra hiện nay, trong cơ cấu tín dụng của chúng ta, 65% dành cho sản xuất và 35% cho khu vực khác. Tuy nhiên, khu vực khác phần lớn lại thông qua kênh cho vay tiêu dùng và đổ nhiều vào lĩnh vực bất động sản.

Điều này sẽ tạo ra lo ngại nhất định về bong bóng bất động sản, hoặc sự chuyển dịch vốn từ khu vực sản xuất sang bất động sản, nếu tăng trưởng tín dụng bị thúc ép phải thực hiện bằng được”, vị giám đốc này cho biết thêm.

Số liệu từ Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế-xã hội cho thấy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó GDP ước đạt 7,8%.

Dự báo, tăng trưởng kinh tế cả năm 2018 có thể đạt mức 6,71% và tăng trưởng xuất khẩu ở mức 12,11%. Thặng dư thương mại dự báo ở mức 1,2 tỷ USD và có thể kiếm soát lạm phát bình quân ở mức 3,93%.

Thế Hưng

TS. Phạm Sỹ Thành: Đóng góp của khu vực doanh nghiệp Nhà nước rất mờ nhạt - 3

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm