Trung tâm hành chính ‘tách’ khỏi Thủ đô: Liệu bất động sản có ‘dậy sóng’?

(Dân trí) - Khi áp lực dân số tại Thủ đô trở nên quá tải, việc di chuyển các cơ quan công quyền ra khỏi nội đô là xu thế tất yếu, rất nhiều quốc gia đã lựa chọn xây dựng những trung tâm hành chính mới như Hàn Quốc và Malaysia.

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng thành công như 2 quốc gia này khi cư dân không lựa chọn chuyển đến thành phố mới khiến các nhà đầu tư bất động sản hoàn toàn “việt vị”.

Bài học từ Hàn Quốc và Malaysia: Bí quyết là không gian xanh và hạ tầng giao thông

Sejong (Hàn Quốc) và Putrajaya (Malaysia) là 2 trong số các ví dụ tiêu biểu về một thành phố - trung tâm hành chính tách biệt khỏi Thủ đô chính thức. Bối cảnh ra đời của 2 thành phố này đều xuất phát từ áp lực dân số quá lớn lên cơ sở hạ tầng của Thủ đô. Chính vì thế, việc xây dựng một thành phố mới và di dời các cơ quan hành chính ra khỏi nội đô là một giải pháp tất yếu để giảm áp lực.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải quốc gia nào cũng thành công với lựa chọn này khi cư dân không cảm thấy muốn chuyển về thành phố mới. Phân tích kỹ bài học của Sejong và Putrajaya dù cách nhau gần 2 thập kỷ (Sejong khánh thành năm 2012 còn Putrajya hình thành từ năm 1995) cho thấy có 2 ‘mẫu số chung’ từ 2 quốc gia Châu Á này.

Thứ nhất, đó là không gian xanh chiếm phần lớn tổng diện tích thành phố. Cụ thể, 38% diện tích của “thành phố trong rừng” Putrajaya rộng 4.932 ha được dành để làm công viên, hồ nước và đầm lầy. Trong khi đó, con số này ở Sejong còn ấn tượng hơn: 52%, cao hơn rất nhiều so với các thành phố mới (tỷ lệ không gian xanh chỉ khoảng từ 20-30%). Rõ ràng, khi tốc độ đô thị hóa và bê tông hóa ngày càng nhanh khiến không gian xanh ngày càng giảm thì những “chốn xanh thiên đường” như Putrajaya hay Sejong là lựa chọn không thể tốt hơn.

‘Mẫu số’ thứ 2 của 2 thành phố này chính là hệ thống hạ tầng giao thông phát triển khiến việc di chuyển từ trung tâm Thủ đô đến trung tâm hành chính và ngược lại hết sức nhanh chóng. Nếu như với Putrajaya, khoảng thời gian di chuyển là 15 phút cho quãng đường khoảng 30km thì với Sejong, thời gian cần thiết là 40 phút cho quãng đường 120km.

Không quá xa Thủ đô mà lại được sống trong không gian sinh thái hơn, hiện đại hơn (Putrajaya và Sejong đều là thành phố thông minh), mức sống rẻ hơn, rất nhiều cư dân đã lựa chọn di cư từ Thủ đô đắt đỏ đến “an cư” tại các trung tâm hành chính mới. Điều này đã làm cho thị trường bất động sản tại đây phát triển một cách mạnh mẽ. Năm 2013, chỉ 1 năm sau khi Hàn Quốc chính thức khánh thành thủ đô hành chính mới Sejong, mức giá chung cư tại đây đã tăng chóng mặt, có dự án lên tới 40-50%. Trong khi đó, hiện nay ở Putrajaya, tỷ lệ lấp đầy của các tòa văn phòng và thương mại luôn đạt tới 90%.

Trung tâm hành chính mới Hồ Tây: Đủ cả không gian xanh lẫn hạ tầng

Quy chiếu từ bài học từ Sejong và Putrajaya, việc Hà Nội quyết định di dời 8 sở ngành về khu hành chính tập trung trên đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ) chắc chắn chỉ là mở đầu cho làn sóng phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản nơi đây.

Cả 2 yếu tố được coi là cần thiết đảm bảo sự thành công của khu vực trung tâm hành chính mới như không gian xanh và hệ thống hạ tầng giao thông đều hội tụ ở Tây Hồ. Cụ thể, theo Quyết định số 4177/QĐ-UBND ngày 08/8/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), đất công viên, cây xanh đô thị được quy hoạch có tổng diện tích 604,82ha chiếm 60,91% tổng diện tích.

Thứ hai, hệ thống hạ tầng liên tục được nâng cấp và xây mới cũng là điểm “cộng” cực lớn của khu vực này. Các tuyến đường Võ Chí Công, đường Hoàng Quốc Việt, tuyến Metro số 2, cầu Nhật Tân, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông… giúp kết nối giao thông thuận lợi tới trung tâm thành phố, cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các tỉnh lân cận phía Bắc.

Tất nhiên, từ bài học của các quốc gia khác, với sự xuất hiện của trung tâm hành chính mới, không thể thiếu sự xuất hiện của một bộ phận cư dân mới yêu thích cuộc sống xanh, hiện đại. Chính vì thế, theo dự báo, các khu đô thị được phát triển theo concept sống xanh cùng hệ tiện ích khép kín chắc chắn sẽ được các cư dân này lựa chọn. Rõ ràng, chiếu theo tiêu chí trên, các khu đô thị vốn đã có tiếng như Ciputra chắc chắn sẽ nơi “an cư” lý tưởng, nhất là khi Ciputra cũng chính là điểm trọng yếu của tuyến Metro số 2 đi vào trung tâm.

Ciputra Hanoi là KĐT quốc tế đầu tiên tại Hà Nội
Ciputra Hanoi là KĐT quốc tế đầu tiên tại Hà Nội

Nổi lên như một "hiện tượng" trên thị trường bất động sản khoảng hơn 10 năm trước, Khu đô thị quốc tế đầu tiên tại Hà Nội - Ciputra với diện tích rộng 301ha, trong đó diện tích cây xanh và mặt nước chiếm đến gần 30%. Đây là khu đô thị quốc tế kiểu mẫu với chiến lược phát triển môi trường sống xanh bền vững , đẳng cấp mà nhiều cư dân Hà Thành và người ngoại quốc lựa chọn an cư.

Không gian sống xanh trải dài trên các cung đường nội khu Ciputra
Không gian sống xanh trải dài trên các cung đường nội khu Ciputra

Song song với những nỗ lực không ngừng cải thiện và nâng cấp chất lượng cuộc sống, chủ đầu tư Ciputra vẫn đều đặn giới thiệu những sản phẩm mới cho thị trường bất động sản phân khúc cao cấp cho Hà nội… Tuy nhiên cơ hội sở hữu bất động sản cao cấp tại khu đất vàng với môi trường sống xanh chuẩn mực nơi đây thực sự đang rất hữu hạn.

Tiêu biểu có thể kể đến Grand Gardenville Tây Hồ chỉ với 161 căn biệt thự cận kề 25ha công viên xanh với số lượng căn còn lại không nhiều, và số ít những khu căn hộ The Link 345 mang phong cách sống xanh trên cao với các căn hộ từ 1 - 3 phòng ngủ, thiết kế hiện đại, không chỉ được tận hưởng cơ sở tiện ích chung của cả khu mà còn sở hữu những tiện ích nội khu đặc quyền như bể bơi, sân tennis, phòng tập, công viên, sân chơi trẻ em.

Tổ hợp căn hộ The Link345 chuẩn bị bàn giao trong Q3/2018
Tổ hợp căn hộ The Link345 chuẩn bị bàn giao trong Q3/2018

Theo thông tin mới nhất từ chủ đầu tư, tòa The Link 3, The Link 4 đã sẵn sàng bàn giao từ Q3/2018. Khách hàng chỉ cần đóng 30% giá trị căn hộ đã có thể nhận nhà ngay. Chủ đầu tư hỗ trợ vay tối đa lên tới 65% giá trị căn hộ KHÔNG LÃI SUẤT trong vòng 12 tháng, đây chính là cơ hội vàng để sở hữu một trong những căn hộ cao cấp còn lại mang thương hiệu Ciputra Hanoi.