1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Trung Quốc: Tầm vóc doanh nghiệp quốc doanh bị thổi phồng?

(Dân trí) - Với các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc như những “gã khổng lồ” không ai muốn đối mặt vì sức mạnh vượt trội. Với giới phê bình trong nước, doanh nghiệp quốc doanh cũng đầy sức mạnh. Nhưng sự thật dường như không phải vậy!

Các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc được nuông chiều nhiều nhưng hiệu quả thấp.

Là người đã có 30 năm theo dõi kinh tế Trung Quốc, chuyên gia Nicholas Lardy, thành viên Viện kinh tế quốc tế Peterson tại Washington (Mỹ) đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn lao trong kinh tế Trung Quốc.

Ông cũng là người từng chỉ ra một vài trong số những lỗi hệ thống lớn nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, như tình trạng nợ xấu của ngành ngân hàng cuối những năm 1990 và tình trạng bóc lột người gửi tiền thông qua mức lãi suất tiết kiệm rẻ mạt để qua đó cấp vốn giá rẻ cho nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng.

Trong cuốn sách mới nhất có tên “Markets Over Mao”, ông Lardy đã chỉ ra những điểm yếu mới của kinh tế Trung Quốc, mà theo ông là ở các doanh nghiệp quốc doanh (SOE) với năng lực thấp xa mức được tung hô.

Lý giải cho nhận định trên, chuyên gia này khẳng định các SOE Trung Quốc chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong nền kinh tế, đóng góp khoảng 20-25% GDP. Nhưng trong ngành sản xuất, SOE chỉ chiếm 20% tổng sản lượng. Trong một số ngành, lĩnh vực cá nhân đã hầu như chiếm chỗ của SOE.

Ngoài nhận định trên, trong cuốn sách của mình, Lardy cũng cho rằng việc nói Trung Quốc tăng trưởng mạnh là nhờ “chủ nghĩa tư bản nhà nước” là không còn phù hợp. Bởi khi nói đến chủ nghĩa tư bản nhà nước có nghĩa là nhà nước sở hữu ở mức cao về sản xuát, kiểm soát lớn về đầu tư, ngân hàng và sử dụng rất nhiều chính sách công nghiệp.

Trong khi đó, theo Lardy, chính sách công nghiệp của Trung Quốc hầu như đã thất bại hoàn toàn.

Tỷ suất sinh lời trên tài sản của các SOE thì đang giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 3,7% trong năm 2013, chưa bằng một nửa chi phí vốn.

Do vậy theo chuyên gia này, kinh tế Trung Quốc đơn giản là một nền kinh tế thị trường, bởi vai trò của Nhà nước đã giảm rất mạnh so với 20 hay 30 năm trước.

Liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, vốn vẫn bị giới phê bình xem như những máy ATM cho các SOE tại Trung Quốc, Lardy tin rằng các ngân hàng đang vận hành theo định hướng thương mại hơn so với trước đây. Trong giai đoạn 2010 – 2012, trung bình các doanh nghiệp tư nhân nhận được 52% tổng tín dụng cấp cho toàn bộ các doanh nghiệp.

Dù vậy, về cơ bản các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc vẫn bị lép vế và không được cấp đủ vốn so với SOE, khi họ đóng góp từ 2/3 tới 3/4 vào GDP nước này.

Một bất hợp lý cơ bản nữa trong nền kinh tế Trung Quốc được Lardy chỉ ra đó là, chính quyền trung ương và các địa phương có sức chi phối chính trị quá lớn đối với các SOE.

Hiện Ban tổ chức trung ương của Đảng Cộng Sản nước này giữ quyền bổ nhiệm 3 vị trí lãnh đạo chủ chốt của 50 SOE lớn nhất. Trong khi đó chính quyền các tỉnh kiểm soát số lượng vị trí được bổ nhiệm lớn hơn rất nhiều.

Đây chính là bất cập cơ bản trong quản trị, bởi nó cho thấy hội đồng quản trị công ty có ít ảnh hưởng ra sao. Tại các nền kinh tế thị trường, hội đồng quản trị có nhiệm vụ chính là chọn người điều hành doanh nghiệp. Nhưng tại Trung Quốc quyền hành này thuộc về Ban tổ chức trung ương.

Thanh Tùng
Theo WSJ
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”