Trung Quốc sắp khai thác dự án khí đốt nước sâu đầu tiên ở Biển Đông

Trung Quốc đang chuẩn bị bấm nút vận hành dự án khai thác khí đốt nước sâu đầu tiên của mình – một công trình kỹ thuật kỳ công sử dụng giàn khoan do Bắc Kinh tự chế tạo, có khả năng chống chọi với bão lớn, cùng với hàng trăm kim đường ống dẫn khí ngầm dưới biển.

Giàn khoan Lệ Loan 3-1
Giàn khoan Lệ Loan 3-1

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Dự án Lệ Loan 3-1 là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tăng gấp đôi việc sử dụng khí đốt, vốn chiếm 10% cơ cấu năng lượng của Trung Quốc vào năm 2020, giúp nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tránh phải phụ thuộc nhiều nguồn cung cấp năng lượng từ than đá – hiện chiếm 2/3 sản lượng điện ở nước này.

Mỏ khí đốt Lệ Loan 3-1 tại Biển Đông, cách Hongkong về phía Đông Nam hơn 320km, dự kiến sẽ đi vào khai thác đầu năm tới và cung ứng khoảng 4% nhu cấp khí đốt của Trung Quốc. Nguồn cung cấp khí đốt từ mỏ này dự kiến sẽ lớn hơn lượng khí đốt mà Trung Quốc nhập khẩu từ Australia – nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ 2 của Bắc Kinh.

Dự án 6,5 tỷ USD được cho là nằm ở vị trí thuận lợi, không thuộc khu vực tranh chấp ở Biển Đông, lại gần các khu vực tăng trưởng nhanh về nhu cầu khí đốt nhưng lại thiếu hụt năng lượng của Trung Quốc ở duyên hải phía Nam và phía Đông.

Được biết, Công ty Husky Energy (Canada) là nhà điều hành dự án mặc dù chỉ nắm 49% cổ phần, 51% còn lại thuộc về Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).

Sản lượng khai thác khí đốt ban đầu của dự án mỏ Lệ Loan là khoảng 300 triệu ft3/ngày và sẽ lên khoảng 350 triệu ft3/ngày trong năm tới. Khi việc kết nối với mỏ thứ 3 hoàn thành sau hơn 1 năm nữa, sản lượng khai thác sẽ đạt mức 500 triệu ft3 khí đốt/ngày.

Dự kiến đến năm 2015, sản lượng khai thác khí đốt từ mỏ Lệ Loan sẽ đạt đỉnh và chiếm khoảng 4% sản lượng khai thác khí đốt trong nước của Trung Quốc và 7% lượng khí đốt mà Trung Quốc phải nhập khẩu.

Những dòng khí đốt đầu tiên đến từ 9 giếng khoan sâu 4.750 feet dưới lòng biển sẽ được bơm qua tuyến đường ống dài gần 80km đến trạm tập trung, sau đó lại được chuyển bằng tuyến đường ống dài 256km đến điểm ở bờ biển giữa Macau và Hong Kong.

Giàn khoan phục vụ khai thác khí đốt ở dự án Lệ Loan này là giàn khoan dầu khí nước sâu lớn nhất , hiện đại nhất châu Á và là giàn khoan hoàn toàn do Trung Quốc tự thiết kế, xây dựng, lắp đặt. Theo thiết kế, giàn khoan “khủng” này nặng hơn 30.000 tấn, cao hơn 69m so với mặt nước biển, với lượng thép sử dụng đủ để xây dựng 4 tháp Eiffel, chịu được sóng cao hơn 9m, sức gió hơn 160km/giờ. Như vậy, độ cao của giàn xử lý khí “khủng” này tương đương với một tòa nhà 18 tầng và diện tích thì lớn hơn diện tích của một sân bóng đá tiêu chuẩn.

Cách đây 18 tháng, tại buổi giới thiệu giàn khoan nước sâu ở Lệ Loan, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin cho biết: “Giàn khoan nước sâu quy mô lớn là lãnh thổ quốc gia di động và là một vũ khí chiến lược của chúng tôi”.

Theo Minh Châu
Petrotimes/WSJ
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước