Trung Quốc chỉ trích Mỹ khi "liệt" 5 hãng công nghệ nước này vào "danh sách đen"

(Dân trí) - Mới đây vào ngày 22/5, Bloomberg dẫn lời một vị quan chức cho biết “Mỹ đang xem xét để đưa 5 hãng công nghệ chế tạo camera giám sát của Trung Quốc sẽ cùng Huawei liệt vào “Danh sách đen”, cấm sử dụng các linh kiện và công nghệ kỹ thuật của Mỹ”.

Trung Quốc chỉ trích Mỹ khi liệt 5 hãng công nghệ nước này vào danh sách đen - 1

Cùng ngày tờ New York Times đưa tin Chính phủ Mỹ đang xem xét đưa hãng công nghệ hàng đầu về thiết bị giám sát Hikvision của Trung Quốc liệt vào danh sách đen, hạn chế mua công nghệ của Mỹ. Các quan chức cấp cao của Mỹ từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Cũng trong ngày 22 nhiều phương tiện truyền thông cho hay lệnh cấm lần này không ảnh hưởng lớn đến Hikvision, nhưng chính phủ Mỹ đã đánh dấu "tiếng súng" đầu tiên trong cuộc chiến tranh khoa học công nghệ với các doanh nghiệp Trung Quốc. Đáp lại, Hikvision cho biết, họ quan tâm đến vấn đề này và hy vọng công ty sẽ có được công bằng.

Theo tờ New York Times, ông Trump đang xem xét đưa Hikvison vào danh sách đen. Bộ Công thương nước này khả năng yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ sau khi nhận được sự cho phép của chính phủ, mới có thể cung cấp linh kiện cho Hikvision và hạn chế giúp đỡ công ty này về công nghệ, thiết bị. Khoảng vài tuần nữa thì chính phủ Mỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

Hikvision là một trong những nhà sản xuất camera giám sát lớn nhất thế giới, cũng là một trong những công ty xuất khẩu hàng đầu Trung Quốc về thiết bị camera giám sát. 

Cùng với đó tờ báo trên cũng đứng từ góc độ nhân quyền để giải thích cho sự chèn áp của Mỹ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Theo đó thì các sản phẩm camera giám sát của Hikvision được sử dụng rộng rãi tại Tân Cương, điều này đánh dấu “Lần đầu tiên có doanh nghiệp Trung Quốc trong việc giám sát và giam giữ người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ bị ông Trump trừng phạt”.

Với chỉ trích này, đại diện của Hikvision đã lên tiếng rằng họ chưa có bất kì hành vi không phù hợp nào tại Tân Cương, công ty từ xưa đến nay và cả tương lai sẽ không vi phạm về nhân quyền để kinh doanh.

Phía truyền thông Trung Quốc cho rằng, việc Mỹ chèn ép các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngày thể hiện rõ và lan rộng. Dẫn lời một quan chức cho biết Mỹ đang cắt đứt mối liên hệ về kỹ thuật công nghệ quan trọng giữa doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ trong đó bao gồm Hikivision, Công ty cổ phẩn Dahua Chiết Giang và một vài công ty khác chưa rõ.

“Động thái này đã thêm một bước đẩy mạnh các hoạt động của ông Trump nhắm đến các doanh nghiệp Trung Quốc”, vị quan chức này cũng cho biết thêm, đây có thể dẫn đến sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời khiến mọi người hoài nghi những dự định của phía ông Trump.

Người phát ngôn của bộ ngoại giáo Trung Quốc phát biểu: “Gần đây chúng tôi nhiều lần khẳng định lập trường phía Trung Quốc kiên quyết phản đổi những hành vi lạm dụng quyền lực, cố ý làm mất uy tín và chèn ép một vài doanh nghiệp cụ thể của các nước khác từ phía Mỹ. Chúng tôi nhất quán yêu cầu trên cơ sở luật pháp tôn trọng các doanh nghiếp trong nước, dựa theo nguyên tắc thị trường và nguyên tắc quốc tế đối với đầu tư nước ngoài và mở rộng hợp tác kinh doanh, đồng thời chúng tôi hy vọng các nước khác sẽ đối xử công tâm và chào đón các doanh nghiệp Trung Quốc".

Vị này cũng nhấn mạnh, quan hệ đầu tư thương mại giữa các nước buộc phải xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Bên cạnh đó truyền thông Trung Quốc cũng cho biết sau khi nhận dược tin từ việc Mỹ dừng cung cấp thì các doanh nghiệp cũng không chịu ảnh hưởng quá nhiều.

Cụ thể, Tạp chí Phố Wall cho biết do tin tức "ngừng cung cấp", cổ phiếu của Hikvision và Dahua đã giảm mạnh vào ngày 22/5. Tính đến phiên giao dịch ngày 22/5 cổ phiếu của Hikvision đã giảm 5,5% so với ngày hôm trước và Dahua là 5,9%.

New York Times còn nói thêm chưa rõ ảnh hưởng từ lệnh cấm của chính phủ Mỹ lớn như nào. “Các công ty Trung Quốc chỉ mua một vài linh kiện từ Mỹ, những lệnh cấm như này chỉ làm các công ty này chuyển hướng sử dụng các nhà cung ứng trong nước”, tờ báo này bình luận.

Reuters cho biết, một nữ quan chức xin được giấu tên của Hikvision khẳng định rằng: “Ngay cả khi Mỹ ngừng bán linh kiện cho chúng tôi, chúng tôi cũng có thể giải quyết vấn đề thông qua các nhà cung cấp khác. Con chip mà chúng tôi sử dụng đều rất phổ biến, hơn nữa gần như các linh kiện trước nay đều là từ trong nước”.

Truyền thông Trung Quốc cũng trích dẫn lời Rex Wu- một nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Jefferies Group của Mỹ đã đánh giá thấp tác động của lệnh cấm đối với Hikvision. Wu nói rằng thị trường Mỹ chiếm khoảng 5% tổng doanh số của Hikvision, hầu hết những sản phẩm trí tuệ nhân tạo đều được bán cho chính phủ Trung Quốc và một vài doanh nghiệp khác.

Một tờ báo khác từ Hong kong trích lời từ một chuyên gia kinh tế nói rằng năm ngoái Mỹ thực hiện chính sách áp đặt và phong tỏa với tập đoàn ZTE, buộc kẻ yếu thế phải đầu hàng, hiện nay cuộc tấn công quy mô lớn vào Huawei, đánh dấu quyết tâm của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến tranh khoa học công nghệ. Nhiều quan chức Mỹ cũng nhận định, những lệnh cấm tương tự sẽ khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chịu thiệt hại lớn.

Thanh Hải