1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Triều Tiên cầu cứu Nga do lệnh trừng phạt từ Mỹ đang bóp nghẹt nền kinh tế

(Dân trí) - Hai tháng sau khi thất bại trong việc giảm bớt các lệnh trừng phạt từ Tổng thống Donald Trump, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang tới Nga trong một nỗ lực có thể để giành được sự giúp đỡ của Nga. Điều này dễ hiểu khi các lệnh trừng phạt thương mại từ Mỹ làm tổn thương nghiêm trọng nền kinh tế cũng đang gặp khó khăn của Triều Tiên.

Triều Tiên cầu cứu Nga do lệnh trừng phạt từ Mỹ đang bóp nghẹt nền kinh tế - 1

Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Mặc dù không có dấu hiệu nào của một cuộc khủng hoảng tài chính ở Triều Tiên nhưng một số nhà quan sát cho rằng các lệnh trừng phạt được củng cố trong nhiều năm qua, đang khiến nguồn dự trữ ngoại tệ của Triều Tiên cạn kiệt, và ông Kim đang tuyệt vọng tìm cách kiếm lại chúng.

Nga cùng với Trung Quốc, đã kêu gọi nới lỏng các lệnh trừng phạt lên Triều Tiên, mặc dù cả hai nước này đều là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tổ chức đã phê chuẩn tổng cộng 11 lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên kể từ năm 2006.

Một số chuyên gia cho rằng ông Kim có thể yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp dự kiến ​​diễn ra tại Vladivostok lên tiếng phản đối mạnh mẽ các lệnh trừng phạt, thực thi chúng ít nghiêm ngặt hơn và gửi viện trợ lương thực nhân đạo cho Triều Tiên.

Vẫn chưa rõ liệu ông Kim có thể nhận được bao nhiêu trợ giúp từ Putin. Cùng với Trung Quốc, Nga có thể cũng không muốn công khai trốn tránh các lệnh trừng phạt và đối mặt với xích mích ngoại giao với Hoa Kỳ. Hơn 90% giao dịch ngoại thương của Triều Tiên đã đi qua Trung Quốc, nơi có chung đường biên giới đất liền.

Nhà phân tích Cho Bong-hyun của Viện nghiên cứu kinh tế SeoulK IBK cho biết, Triều Tiên cần hơn 1 triệu tấn viện trợ lương thực, vì vậy nước này muốn Nga cung cấp hàng trăm nghìn tấn ngô, bột mì và thực phẩm khác. Nga có thể gửi thực phẩm cho Triều Tiên, nhưng chủ yếu là theo cách bí mật, Cho nói.

Bên cạnh đó, ông Kim cũng có thể sẽ đưa ra vấn đề của hàng ngàn công nhân Bắc Triều Tiên ở Nga, những người phải trở về nước cùng với các công nhân Bắc Triều Tiên khác trên toàn thế giới vào cuối năm nay theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Sau khi ông Kim thất bại trong việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của ông Trump trong cuộc gặp tại Việt Nam, ông đã kêu gọi Triều Tiên đoàn kết dân tộc dưới ngọn cờ tự lực để vượt qua các lệnh trừng phạt. Phương tiện truyền thông nhà nước của ông gọi là tự lực là thanh kiếm quý giá, một thuật ngữ trước đây được sử dụng để chỉ vũ khí hạt nhân của ông.

Các lệnh trừng phạt đã lần lượt được phê chuẩn kể từ năm 2016, khi ông Kim bắt đầu một loạt các vụ thử hạt nhân và tên lửa. Những lệnh trừng phạt này gây ra nhiều tổn thất hơn so với 6 lệnh trừng phạt trước đây chủ yếu nhắm vào ngành công nghiệp vũ khí của Triều Tiên.

Các lệnh trừng phạt mới đặc biệt ảnh hưởng đến thương mại đối ngoại chính thức của Triều Tiên. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu của Trung Quốc từ Triều Tiên giảm 88% và xuất khẩu giảm 33% trong năm 2018.

Các nhóm giám sát của Triều Tiên tại Seoul cho biết giá gạo và các mặt hàng quan trọng khác tại thị trường ở Triều Tiên vẫn không thay đổi nhiều. Cơ quan gián điệp Hàn Quốc nói với các nhà lập pháp hồi tháng trước rằng họ cũng không phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu thiếu thốn lương thực thực phẩm nào.

Hồng Vân (Tổng hợp)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm