Bình Dương:

Triệt phá lò mỹ phẩm giả tự chế khiến người tiêu dùng bị bỏng

(Dân trí) - Sử dụng loại mỹ phẩm dưỡng da do Khanh tự sản xuất, đến ngày thứ 3 da mặt chị H. bắt đầu nổi đốm đỏ, có cảm giác bỏng rát…chỉ khi lực lượng chức năng vào cuộc, loại mỹ phẩm độc hại này mới lộ rõ “chân tướng”.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Lo thiệt hại tài chính từ ký quỹ bảo vệ môi trường
* Không khí lạnh gây mưa dông trên diện rộng
* Người Sài Gòn phải bốc thăm mua nhà ở Phú Mỹ Hưng
* Ngành bán lẻ VN “thua trên sân nhà” vì một cổ nhiều tròng
* Vợ chồng giám đốc chiếm đoạt tiền tỷ của công ty bỏ trốn
* TPHCM cho phá sản 9 doanh nghiệp nhà nước

Bỏng da mặt vì mỹ phẩm “dỏm”

Dư luận tại Bình Dương hiện đang xôn xao việc bị bỏng da mặt vì sử dụng mỹ phẩm của chị T.T.M.H. (ngụ thị trấn Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương), sau 3 ngày dùng một loại mỹ phẩm mua ở tiệm gần nhà, chị H. phải đến bệnh viện Da Liễu (TP.HCM) điều tri, các bác sĩ xác định, loại kem dưỡng da chị H. đang dùng có hàm lượng corticoid quá lớn gây phản ứng và làm bỏng rát da, phải điều trị bằng thuốc uống trong vòng một tuần.

Trước đó, đầu tháng 9/2014, chị H. đến tiệm bán mỹ phẩm trên Nguyễn Văn Tiết, (thị trấn Lái Thiêu), để mua loại mỹ phẩm quen dùng, nhưng chủ tiệm thông báo hết hàng. Chủ tiệm đã tư vấn cho chị dùng thử kem mủ trôm ghi thương hiệu Vĩnh Tân với giá bán 160.000đ/hộp kèm theo lời quảng cáo sẽ mịn da, hết nám, tàn nhang sau 10 ngày sử dụng.
 
Đến ngày thứ ba, da mặt chị bắt đầu nổi đốm đỏ, có cảm giác bỏng rát… Lo lắng, chị quay lại nơi bán, cùng chủ tiệm liên hệ theo số điện thoại tư vấn ghi trên hướng dẫn sử dụng của sản phẩm thì được trả lời sản phẩm dùng mấy ngày đầu sẽ có tác dụng phụ như vậy. Dùng thêm vài lần nữa chị H. thấy vùng da mặt càng bị ảnh hưởng nặng hơn.

Theo địa chỉ tìm đến công ty sản xuất loại mỹ phẩm này đóng tại quận 10 (TP.HCM), chị H. choáng váng khi biết đây là sản phẩm giả, nhái theo thương hiệu. Địa diện công ty Vĩnh Tân khẳng định, sản phẩm chị H. dùng được làm giả, nhái hết sức tinh vi, chỉ duy nhất là logo trên sản phẩm thật được in nổi, còn sản phẩm nhái thì in chìm, trong quá trình sử dụng lớp mực in trên bề mặt hộp kem dễ bong tróc.

“Chúng tôi đã phát hiện sản phẩm bị làm giả từ trước và đã nhờ công an vào cuôc điều tra nhưng chưa phát hiện nơi sản xuất loại hàng mỹ phẩm nhái này” – Đại diện Công ty Vĩnh Tân khẳng định.

Lộ diện “lò” sản xuất mỹ phẩm dỏm

Sau khi ghi nhận vụ việc chị H. bị tổn thương vùng mặt vì mỹ phẩm giả, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã vào cuộc điều tra. Chỉ một thời gian ngắn, cảnh sát kinh tế đã dụ được “ông trùm” làm mỹ phẩm giả lộ diện.

Cảnh sát kinh tế bắt quả tang Khanh đen mang mỹ phẩm giả đi giao tại quán cà phê
Cảnh sát kinh tế bắt quả tang Khanh "đen" mang mỹ phẩm giả đi giao tại quán cà phê

Ngày 30/9, từ nguồn tin mật báo, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) công an tỉnh Bình Dương về một cuộc mua loại bán mỹ phẩm đã làm chị H. bị phỏng da mặt sẽ diễn ra tại khu vực Bến xe Lam Hồng (TX. Dĩ An). Ngay sau đó, cảnh sát kinh tế và lực lượng quản lý thị trường đã có mặt mật phục. Khoảng 9h sáng 1/10, đối tượng xuất hiện cùng với hàng trăm hộp kem giả mang thương hiệu mỹ phẫm Vĩnh Tân tại một quán cà phê cạnh Bến xe Lam Hồng, ngay lập tức, lực lượng chức năng ập vào khống chế đưa người này và tang vật về trụ sở.

Khanh đen cùng hàng trăm hộp mỹ phẩm giả bị thu giữ
Khanh "đen" cùng hàng trăm hộp mỹ phẩm giả bị thu giữ

Tại cơ quan công an, đối tượng khai tên Lâm Văn Quốc Khanh (tự “Đen”, 20 tuổi, quê Đồng Tháp). Bước đầu Khanh khai báo quanh co, nói rằng mua lô hàng trên của 1 đối tượng không rõ lai lịch. Theo đó Khánh khai mua 40 ngàn đồng/hộp, bán sỉ cho các đại lý là 80 ngàn đồng/hộp, mà thực tế gia niêm yết trên hộp là 220 ngàn đồng/hộp. Tổng giá trị lô 350 hộp mỹ phẩm tương đương với hàng thật là 77 triệu đồng.

Lực lượng chức năng khám xét lò sản xuất mỹ phẩm giả của Khanh đen
Lực lượng chức năng khám xét "lò" sản xuất mỹ phẩm giả của Khanh "đen"

Tiến hành di lý Khánh “đen” về nơi cư ngụ tại khu phố 19, (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM), bên ngoài nơi đây treo biển “Cơ sở sản xuất nhựa Ngọc Phát”, có diện tích rộng khoảng 60m2. Tiến hành kiểm tra bên trong căn nhà, cảnh sát kinh tế thu giữ 4 khuôn lụa dùng để in logo nhãn hiệu lên sản phẩm, máy thổi hạt nhựa, nhiều thùng hoá chất và nguyên vật liệu để sản xuất mỹ phẩm...

Từ nhiều chứng cư thu thập được, lực lượng chức năng nhận định, Khanh “đen” không chỉ sản xuất giả mạo mỹ phẩm của công ty Vĩnh Tân mà có thể còn làm giả nhiều thương hiệu mỹ phẩm khác để bán ra thị trường.

Trung Kiên
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”