Tổng thống Putin và chiến lược phá vây kinh tế hoàn hảo

Tính đến thời điểm hiện tại, có vẻ như lời tuyên bố chắc như đinh đóng cột của Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov rằng kinh tế nước này đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đã diễn ra đúng như vậy.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Bất chấp những khó khăn được dự báo sẽ còn đeo bám nền kinh tế Nga trong năm 2015 thì không ai có thể phủ nhận nước Nga vừa thoát hiểm một cách ngoạn mục, với chiến lược tận dụng tối đa các lợi thế của nước Nga của Tổng thống Putin.
Dù hầu hết các kênh truyền thông của phương Tây vẫn đưa ra những dự báo ảm đạm về nền kinh tế Nga ở thời điểm hiện tại và trong cả năm 2015 sắp tới, nhưng hầu hết đều đã thừa nhận rằng nước Nga vừa vượt qua một cuộc khủng hoảng kinh tế một cách thành công.
 
Hầu hết giới phân tích trong giai đoạn cuộc khủng hoảng diễn ra đều dự báo một kịch bản xấu hơn rất nhiều, theo đó Nga sẽ buộc phải thả nổi để đồng Rup tiếp tục mất giá sâu thêm và một cuộc sụp đổ nền kinh tế quốc nội là điều sẽ xảy ra. Nhưng nó đã không xảy ra, thay vào đó Nga sẽ chỉ phải đối mặt với việc giảm tăng trưởng từ 3 đến 4% trong năm 2015 – một cái giá thấp hơn dự báo rất nhiều.
 
Trên thực tế, dù các phương tiện báo chí và truyền thông phương Tây vẫn tập trung đề cập đến những khó khăn của kinh tế Nga ở hiện tại và trong năm mới 2015, thì tất cả đều hiểu đó là điều khó tránh khỏi khi kinh tế Nga phải hứng chịu hai ngón đòn giáng mạnh trong năm 2014 là các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây và giá dầu giảm. Không thể nào vượt qua được tình thế khó khăn như vậy mà không phải trả giá. 
 
Cái giá mà Nga đã trả là giảm tăng trưởng để ổn định nền kinh tế, và quan trọng nhất là vẫn giữ nguyên sản lượng xuất khẩu dầu. Trong bối cảnh giá dầu có thể tăng trở lại bất cứ lúc nào do hoặc Mỹ hoặc OPEC không đủ sức chịu đựng mà buộc phải giảm sản lượng thì việc Nga giữ nguyên sản lượng rõ ràng là một lợi thế rất lớn.
 
Để đạt được thành tựu ấn tượng như vậy, người ta sẽ còn phải nhắc nhiều đến bà Elvira Nabiullina, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, người được mệnh danh là người đàn bà thép với những quyết định cứng rắn nâng lãi suất lên mức không tưởng để ổn định tình hình. 
 
Nhưng tất cả sẽ còn phải nhắc nhiều hơn đến Tổng thống Putin, người được coi là CEO của chiến dịch giải cứu nền kinh tế Nga bằng một chiến lược tổng hợp, trong đó mọi ưu thế của Nga đều đã được ông Putin tập hợp để đưa kinh tế Nga ra khỏi khó khăn.

Hầu hết mọi ưu thế của nước Nga đều đã được Tổng thống Putin tập hợp lại trong chiến lược giải cứu nền kinh tế của mình. Ưu thế đối ngoại đã được khai thác triệt để bằng việc tăng cường hợp tác với các đối tác truyền thống để đưa ngoại tệ về Nga, ưu thế tập trung quyền lực cao độ ở trong nước dựa trên sự ủng hộ của đa số người dân Nga cũng được chính phủ của Tổng thống Putin sử dụng để đưa ra các giải pháp tổng hợp.

Giới phân tích nhắc nhiều đến việc Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nabiullina nâng lãi suất lên 17% mà vẫn đảm bảo duy trì ổn định của mạch máu kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng bằng các hỗ trợ thanh khoản để giữ giá đồng Rup, nhưng kế hoạch đó sẽ không thành công đến thế nếu như đồng thời cùng lúc đó các tập đoàn lớn nhất nước Nga như Gazprom hay Rosneft đồng loạt bán ra thị trường một lượng lớn ngoại tệ nhờ việc Tổng thống Putin yêu cầu các tập đoàn này chuyển một phần doanh thu của họ sang đồng nội tệ. 
 
Chính việc các tập đoàn cỡ bự này bán một lượng lớn ngoại tệ ra thị trường đã làm giảm áp lực lên đồng Rup một cách đáng kể. Thế giới vẫn chỉ trích mối quan hệ chặt chẽ giữa chính phủ và giới tài phiệt ở Nga, nhưng đó lại đang là một phần quan trọng trong chiến lược giải cứu nền kinh tế của Tổng thống Putin. Điểm yếu vốn vẫn bị chỉ trích của kinh tế Nga giờ lại đang trở thành ưu điểm quý giá trong cuộc khủng hoảng.
 
Có thể thấy, ở thời điểm hiện tại, giá trị đồng Rup và nền kinh tế Nga đã tương đối ổn định, chính phủ Nga đã làm được điều đó mà không cần bơm thêm USD từ quỹ dự trữ để cứu đồng nội tệ như cách đây gần hai tháng. Nếu như trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11, Nga vẫn phải liên tục tung ra những lượng lớn USD chỉ để giữ giá đồng Rup thì giờ đây đồng Rup vẫn ổn định mà không cần đến biện pháp đó. 
 
Khoản tiền duy nhất mà Nga chi ra vào lúc này là để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu và giúp hệ thống ngân hàng về thanh khoản, thượng viện Nga đã thông qua vào tuần trước cho phép chính phủ sử dụng 1.000 tỉ Rup (tương đương 18,5 tỉ USD) để ổn định hệ thống tài chính.
 
Theo Nhàn Đàm
Một Thế giới/Bloomberg
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”