1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

“Tối hậu thư” cho nhà máy lọc dầu hơn nửa tỷ đô

UBND TP Cần Thơ vừa ra “tối hậu thư” cho chủ đầu tư Nhà máy lọc dầu Cần Thơ, đến ngày 15/1/2015, chưa triển khai sẽ thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

Đất vườn trong quy hoạch dự án đều phải bỏ hoang. Ảnh: Thanh Hải
Đất vườn trong quy hoạch dự án đều phải bỏ hoang. Ảnh: Thanh Hải

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Đây là dự án đầu tư lớn nhất Cần Thơ, tính đến nay, tổng vốn 538 triệu USD, diện tích 250 ha ở phường Phước Thới (Ô Môn, Cần Thơ). Hồ sơ tiền khả thi ra đời cuối tháng 10/2004, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và ngày 19/5/2008, UBND TP Cần Thơ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Cty TNHH Nhà máy lọc dầu Cần Thơ.

Chủ đầu tư là liên doanh giữa Cty Cổ phần Đầu tư - Thương mại Viễn Đông (trụ sở tại TPHCM) góp 30% vốn điều lệ (161,4 triệu USD) và Cty Semtech Limited (Mỹ) góp phần còn lại.

Một năm sau khi có giấy phép, chủ đầu tư xin giảm diện tích đất xuống còn 50 ha, vốn đầu tư còn 350 triệu USD, được UBND Cần Thơ chấp thuận. Cuối năm 2009, phía Semtech rút lui khỏi dự án và ông Nguyễn Văn Đức, TGĐ Cty TNHH Nhà máy, báo cáo đối tác mới góp vốn là Tập đoàn Đầu tư Hoa Việt. Thêm hai lần thay đổi tác góp vốn nữa, hiện nay được giới thiệu là Cty TNHH Hoá dầu Mê Kông.

Duy nhất một điều không thay đổi là dự án không hề triển khai trên thực tế. Công suất nhà máy lập trên giấy cũng nguyên 2 triệu tấn/năm. Còn người dân ở trong vùng dự án, mấy trăm hộ như lời Chủ tịch phường Phước Thới Trần Văn Hiệp là “không cựa quậy gì được nên rất khổ”.

Giữa năm 2010, đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ KH&ĐT dẫn đầu làm việc với UBND TP Cần Thơ về dự án, chủ đầu tư còn hứa sẽ chứng minh được năng lực tài chính. Cuối năm vẫn không chứng minh được và UBND TP Cần Thơ tính thu hồi dự án nhưng vì nằm trong quy hoạch hệ thống lọc dầu của cả nước nên dừng lại.

Gần đây, chủ đầu tư đề nghị chứng minh năng lực tài chính bằng cách ký quỹ 11 tỷ đồng (5% tiền đền bù dự tính), trong thời gian làm thủ tục tiếp tục thay đổi đối tác góp vốn. Số tiền ký quỹ ấy, nếu không triển khai dự án thì sẽ lấy trả cho dân trong vùng dự án, để bớt thiệt hại cho dân sau nhiều năm chờ đợi. Hứa vẫn không thực hiện nên UBND Cần Thơ có “tối hậu thư”.
 
Theo Thanh Hải
Tiền Phong
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm