Tìm lối đi trong “ma trận” thanh toán di động

Quá nhiều các ứng dụng thanh toán di động khác nhau đang gây ra sự bất tiện cho người tiêu dùng. Ấn Độ là đất nước đi tiên phong trong việc đồng bộ hóa thị trường thanh toán di động với một chuẩn mã QR chung, và đây cũng là hướng đi hợp lý cho Việt Nam trong bối cảnh thị trường đón nhận hàng loạt các giải pháp thanh toán bằng QR code.

Chóng mặt trong “biển” ứng dụng?

Một năm trở lại đây, thị trường Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của hàng loạt các ứng dụng thanh toán điện tử khác nhau. Đây là kết quả của điều kiện lý tưởng hiện tại với hơn 130 triệu người dùng thiết bị di động, trong đó có tới 48 triệu thiết bị là smartphone (Báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam đầu năm 2017 do Appota công bố), song song với đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nằm trong quá trình phát triển thanh toán di động, thị trường hiện đang đón nhận sự tham gia của nhiều công nghệ thanh toán khác nhau như sử dụng mã QR, thanh toán trên công nghệ giao tiếp tầm ngắn NFC hoặc máy quẹt thẻ sử dụng công nghệ từ tính MST. Trong đó, nổi bật là phương thức thanh toán thông qua mã QR (QR Code - mã ma trận hay mã vạch hai chiều) với sự tham gia của 12 ngân hàng và khoảng 5 ví điện tử khác nhau tính tới thời điểm hiện tại. Sự đa dạng này đồng nghĩa với việc mỗi website thương mại điện tử, nhà hàng, quán cà phê hay hãng taxi có thể áp dụng một hoặc thậm chí vài mã QR thanh toán khác nhau để phục vụ khách hàng.

Khách hàng, vì thế, cũng không thể dùng một ứng dụng thanh toán di động để thanh toán tại tất cả các cửa hàng. Người dùng buộc phải quản lý rất nhiều tài khoản ứng dụng di động, chuyển tiền trong tài khoản ngân hàng vào nhiều nơi gây ra tình trạng chia lẻ tiền, khó kiểm soát. Vậy đâu sẽ giải pháp tối ưu cho tình trạng “mỗi cây, mỗi hoa” này?

Ấn Độ - Đất nước đi tiên phong trong việc đồng bộ hóa


BharatQR chấp nhận nhiều ứng dụng thanh toán như RuPay, mVisa, Masterpass và American Express

BharatQR chấp nhận nhiều ứng dụng thanh toán như RuPay, mVisa, Masterpass và American Express

Từ câu chuyện của Ấn Độ áp dụng vào Việt Nam

Có nhiều sự tương đồng với Ấn Độ, giải pháp thống nhất một chuẩn QR chung cũng là con đường đi hợp lý nhất cho thanh toán di động của Việt Nam tại thời điểm hiện tại.

Các ngân hàng trong nước đang trong quá trình kết hợp với VNPAY để hợp nhất một chuẩn mã QR chung cho toàn thị trường thanh toán bằng QR tại Việt Nam. Chuẩn QR hiện đã chính thức được đưa vào ứng dụng bởi 10 ngân hàng lớn là BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank, ABBANK, SCB, IVB, NCB, SHB, MSB với hơn 7 triệu người dùng. Định dạng QR này được phân thành hai loại chính, hỗ trợ cho việc thanh toán của các đơn vị kinh doanh cũng như khách hàng: Mã QR Sản phẩm (mã tĩnh) cài sẵn thông tin giá của sản phẩm và mã Terminal (mã QR động) để định danh điểm chấp nhận thanh toán cho phép người dùng tự nhập giá trị đơn hàng phải thanh toán. Người dùng Mobile Banking của bất kỳ ngân hàng nào trong số các ngân hàng đã thống nhất chuẩn QR có thể dễ dàng truy cập tính năng QR Pay và quét mã để thanh toán tại nhà hàng, quán cà phê hay mua hàng online trên các website thương mai điện tử có chấp nhận phương thức thanh toán bằng QR Pay trên ứng dụng Mobile Banking. Với các cửa hàng, chỉ cần đặt một mã QR duy nhất thay vì hàng loạt các mã QR của các đơn vị khác nhau là có thể chấp nhận thanh toán bằng ứng dụng Mobile Banking của tất cả các ngân hàng.


Mã VNPAYQR cho phép người dùng thanh toán thông qua ứng dụng Mobile Banking của hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam

Mã VNPAYQR cho phép người dùng thanh toán thông qua ứng dụng Mobile Banking của hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam

Định dạng QR trên ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng được xây dựng và chứng nhận dựa theo chuẩn EMVCo quốc tế. EMVCo là tổ chức toàn cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật bảo mật EMV, được thành lập bởi các tổ chức thanh toán lớn là MasterCard, Visa, American Express, Discover, JCB và UnionPay. Tháng 8 vừa qua, EMVCo đã chính thức đưa vào lưu hành một chuẩn định dạng QR chung. Việc mã QR phát triển bởi các ngân hàng nội địa đạt chuẩn đồng nghĩa với việc các ứng dụng di động của sáu tổ chức thanh toán quốc tế có thể quét được định dạng mã QR này và ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng trong nước cũng có thể quét được mã của các tổ chức quốc tế. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc thanh toán thông qua mã QR, cả trong nước lẫn quốc tế.

Tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 8000 cửa hàng, website chấp nhận hình thức thanh toán bằng QR Pay của các ngân hàng, và con số dự tính sẽ lên tới 50,000 đến hết năm 2018. Chuẩn QR chung được kì vọng sẽ tạo ra sự đồng nhất trong môi trường thanh toán di động, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp và đơn giản hóa trải nghiệm của người tiêu dùng.