Tiền Việt Nam có rẻ nhất thế giới?

(Dân trí) - Theo một xếp hạng trên báo Anh, VND đang đứng đầu danh sách các tiền tệ rẻ nhất thế giới. Tuy nhiên, thống kê của Dân trí cho thấy, nhiều đồng tiền khác còn ít giá trị hơn và một đồng tiền đắt không có ý nghĩa bằng một chính sách tỷ giá ổn định.

Dựa trên dữ liệu tổng hợp của forexcurrency.us, tờ Telegraph của Anh mới đây đã công bố danh sách 10 loại tiền tệ rẻ nhất thế giới, trong đó, vị trí đầu bảng thuộc về tiền đồng Việt Nam (VND).

Theo bình luận Telegragh, một xu Anh hiện không thể mua được gì trong thời điểm hiện nay nhưng vẫn còn giá trị hơn 1 VND. Và để có được 1 bảng Anh, người ta cần có trong 33.000 đồng.

Kế đến, cũng dựa theo tỷ giá quy đổi với bảng Anh, Telegraph cũng liệt kê ra những đồng tiền có ít giá trị nhất trên thế giới:
 
Hình ảnh Đồng Việt Nam được Telegraph minh hoạ trong bảng xếp hạng hiện đã không còn lưu hành
Hình ảnh Đồng Việt Nam được Telegraph minh hoạ trong bảng xếp hạng hiện đã không còn lưu hành
15.300 Rupiah của Indonesia mới đổi được 1 bảng Anh.
15.300 Rupiah của Indonesia mới đổi được 1 bảng Anh.
Đồng Peso của Colombia
Đồng Peso của Colombia
Tiền Shiling của Tazania.
Tiền Shiling của Tazania.
Won Hàn Quốc
Won Hàn Quốc
Peso của Chile.
Peso của Chile.
Forint của Hungary.
Forint của Hungary.
Rupee của Pakistan.
Rupee của Pakistan.
Shiling của Kenya.
Shiling của Kenya.
Yên Nhật

Yên Nhật

Tuy nhiên, ngay sau khi được công bố, bảng danh sách này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng xếp hạng chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác.

Có độc giả của tờ báo này đặt vấn đề vì sao không có dollar Zimbabwe bởi 100 USD có thể đổi được một xấp 100 dollar Zimbabwe dày 8-10cm! Có thời gian, 100 tỷ ZWD chỉ mua được 3 quả trứng gà. Trên thực tế, câu chuyện đó đã thuộc về một vài năm trước bởi sau một loạt điều chỉnh, tỷ giá ZWD/USD hiện chỉ 361,9.

Ngoài ra, sức mạnh của đồng tiền không hẳn dựa trên quy đổi với 1 tiền tệ khác như bảng Anh mà dựa vào sức mua hàng hoá, trao đổi quốc tế và các yếu tố khác. Chẳng hạn, không thể nói Won Hàn Quốc và Yen Nhật là những đồng tiền yếu. Trong khi nhiều quốc gia phát triển đang chật vật với lạm phát và mất giá của đồng nội tệ thì Nhật Bản lại phải đau đầu với bài toán giảm phát hàng thập kỷ và đồng Yen tăng giá liên tục khiến nước này bất lợi trong xuất khẩu.

Còn nếu quy đổi theo tỷ giá bảng Anh (GBP), thì theo thống kê của Dân trí, VND cũng không phải là đồng tiền rẻ nhất thế giới. Nếu 1 bảng Anh tương đương với gần 33.000 VND thì cần phải có hơn 3 triệu đồng Lira cũ của Thổ Nhĩ Kỳ mới đổi được 1 bảng Anh và tương ứng cũng cần phải có 39.806 Sucre của Ecuador, 39.141 Rial của Iran (các đồng tiền này đều không có trong danh sách).

Trong khi tỷ giá KRW/GBP (đồng Won Hàn Quốc) là 1.741,5 mà tiền tệ này đã được xếp vào Top 10 đồng tiền rẻ nhất thì thực tế đông Won vẫn còn đắt hơn rất nhiều đồng tiền khác. Có thể kể đến đồng Rieal của Campuchia (6.500 Riel = 1 bảng Anh), đồng Lira của Italia (2.268), đồng Franc của Malagasy (14.235,6); đồng Franc của Guinea (11.118); đồng Kwacha của Zambia (gần 8.300). Thậm chí, tỷ giá của đồng Dobra (STD) của Sao Tome và Principe so với bảng Anh còn được định giá ở mức 29.249 STD/GBP.

Đó là chưa kể một số đồng tiền khác rất yếu và đã được thay bằng đồng tiền mới với tỉ giá được rút ngắn đến hàng nghìn lần. Ví dụ, đồng Lei của Romania với 52.052,7 Lei mới đổi được 1 bảng Anh (đồng Lei mới đã được rút ngắn còn 5,2 Lei/GBP); đồng Metical (MZM) của Mozambique cũng rất rẻ với 1 GBP đổi được 46.484,9 MZM (hiện tại đồng Metical mới – MZN đã rút ngắn tỉ giá còn 46,5). Đồng Cedi của Ghana vốn tương đương với tiền đồng Việt Nam (1 bảng Anh gần tương đương 33.000 GHC) nhưng nước này đã có đồng Cedi mới (GHS) với tỉ giá còn 3,3.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, một đồng tiền được cho là "đắt" hay "rẻ" không có nhiều ý nghĩa, mà điều quan trọng là sự ổn định trong tỷ giá của đồng tiền đó với các đồng tiền mạnh khác hàng năm cũng như sự minh bạch trong chính sách tiền tệ của quốc gia đó.

Sự mất giá của đồng tiền gắn liền với lạm phát. Hoạt động cung tiền mạnh vào nền kinh tế khiến người ta có nhiều tiền hơn về danh nghĩa nhưng thực tế lại đang nghèo đi nếu như không có sự cải thiện về năng suất sản xuất. Thế nhưng, phá giá nội tệ lại cũng là một biện pháp mà các nước xuất khẩu áp dụng để giành lợi thế thương mại trong quan hệ quốc tế. Điều cốt lõi vẫn là sự giàu có thực chất và chất lượng sống của người dân ra sao đằng sau đồng tiền và chính sách.

Bích Diệp