Tiền không cần nhiều vẫn có nhà "hàng hiệu"

(Dân trí) - Câu nói này thoạt nghe thì tưởng là bông đùa, nói chơi cho vui vì nhà vốn là thứ tài sản quý nhất với con người, nhất là ở các Thành phố lớn giá cả đắt đỏ, muốn mua được căn nhà đàng hoàng là phải phấn đấu cả đời. Không có nhiều tiền ắt không thể mua nhà “oách”.

Điều đã ăn sâu bám rễ trong suy nghĩ của người dân Việt Nam là mua nhà cần phải tích tiểu thành đại, chi tiêu căn cơ, tiết kiệm lâu dài. Chỉ khi có một khoản tiền kha khá, mọi người mới dám nghĩ đến việc mua một căn nhà để an cư lạc nghiệp. Nhà cao, cửa rộng, nội thất tiện nghi, villa, biệt thự để phần cho những gia đình “có điều kiện”. Người trung lưu thì hoặc nhà mặt ngõ, hoặc căn hộ chung cư cao cấp, còn những người “thường thường bậc trung” thì phải chịu cảnh chung đụng chật chội, điều kiện sống kém tiện nghi hoặc ở thuê tạm bợ. Thuộc nhóm này là tầng lớp người dân lao động thu nhập trung bình khá, các cặp vợ chồng trẻ hoặc thanh niên ở lứa tuổi mới tích lũy kinh tế, chưa có nhiều khoản tiết kiệm, để dành.

Tuy nhiên giờ đây, cách sống đã có nhiều đổi thay, ngay cả khi tuổi còn trẻ, tiền bạc chưa mấy dư dả, người ta đã nghĩ đến chuyện làm sao để rút ngắn giai đoạn phấn đấu, được hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp hơn trong tầm khả năng của bản thân.

VinCity – thương hiệu nhà ở mới của Vingroup đã ra đời đúng thời điểm. Nhà “Vin” được coi là hình mẫu cho cuộc sống văn minh, hiện đại, không chỉ là các sản phẩm căn hộ, biệt thự khang trang, sạch đẹp, các khu đô thị Vinhomes thường đi kèm rất nhiều tiện ích phục vụ sinh hoạt, đủ trường học bệnh viện và mua sắm, vui chơi, ngoài ra còn có không gian xanh sạch, sinh thái và an toàn an ninh đảm bảo. Tuy nhiên sở hữu một căn hộ như thế là điều không dễ.

VinCity là “người anh em” của Vinhomes, được Vingroup kiến tạo để giải tỏa cơn khát “nhà tốt – giá tốt” cho người dân. Nếu Vinhomes là các khu đô thị ở trung tâm Thành phố thì VinCity là các đại đô thị, quy mô lớn hơn nhiều lần, đi kèm các tiện ích được phóng cỡ đại. Nói cách khác, VinCity là Vinhomes nhưng…. ở xa hơn!

VinCity thậm chí còn tiệm cận sát hơn với mặt bằng chung của khách mua so với Vinhomes ở giải pháp tài chính cho người mua. VinCity đi kèm giải pháp “sở hữu bằng cách nào”, trả lời cho khách hàng bài toán “đầu tiên”.

Cụ thể khách hàng chỉ phải đóng 10% giá trị căn hộ đã được ký ngay hợp đồng mua bán, thay vì 30% như thông lệ. Các đợt thanh toán 10% tiếp theo sẽ được giãn 3 đến 6 tháng giúp khách hàng có thời gian chủ động thu xếp nguồn tài chính của mình. Chính sách chưa-từng-có này đã giải quyết được vướng mắc xoay xở số vốn tự có ban đầu của đối tượng mua VinCity.

Khách hàng chỉ phải đóng 10% giá trị căn hộ đã có cơ hội sở hữu một tổ ấm tiện nghi tại VinCity
Khách hàng chỉ phải đóng 10% giá trị căn hộ đã có cơ hội sở hữu một tổ ấm tiện nghi tại VinCity

70% số tiền còn lại của Hợp đồng sẽ được Ngân hàng Techcombank cho vay vốn theo hình thức trả góp dài hạn lên tới 35 năm với số tiền phải trả hàng tháng chỉ từ 3,9 triệu đồng/tháng. Khách hàng có thể chọn hoặc trả lãi hàng tháng và trả gốc sau tối đa 24 tháng, hoặc chọn trả cả gốc lẫn lãi sau tối đa 24 tháng. Đây là hình thức giúp khách hàng rút ngắn khoảng thời gian tích lũy kinh tế để mua nhà.

Ví dụ, anh Ninh Thế Anh, một chuyên viên truyền thông, lương tháng 12 triệu đồng, khách hàng mua căn hộ Studio có giá 800 triệu. Chỉ cần với 80 triệu cho 10% giá trị căn hộ ban đầu, anh đã được chính thức ký hợp đồng mua bán cho căn hộ VinCity của mình. 3 tháng sau đó đóng 80 triệu tiêp theo, 6 tháng kể từ khi lần đóng tiền đầu tiên mới phải đóng tiếp 80 triệu nữa. Như vậy cũng đủ để anh tích lũy dần, xoay xở các khoản tiền bằng vốn tự có.

Vì tuổi còn trẻ, anh được Techcombank cho vay 560 triệu còn lại trong 35 năm. Theo chính sách bán hàng của VinCity Ocean Park, mỗi tháng anh trả lãi cho căn hộ khoảng 3,9 triệu. Đến tháng thứ 22, mỗi tháng anh trả cả gốc và lãi cho căn hộ khoảng 5,8 triệu. Như vậy là vừa khớp với kế hoạch tài chính của anh. Mỗi tháng, trừ tiền thuê nhà và ăn uống, xe cộ, “ngoại giao”, anh Thế Anh có thể bỏ 3,9 triệu ra thanh toán cho khoản vay. Sau này khi nhận được nhà rồi, không phải đi thuê nhà nữa, anh lấy tiền đó “đập vào” khoản phải trả hàng tháng. Trong tương lai, anh tự tính nếu vẫn tiếp tục phấn đấu, thu nhập có khả năng tăng dần lên, trong khi số tiền trả nhà lại giảm đi. Chưa kể tính trong khoảng 10, 20, 30 năm nữa thì 5,8 triệu mỗi tháng “không còn to” như bây giờ, khi đó chỉ tương đương 500 nghìn đến 1 triệu hiện nay.

Nếu cứ chờ mỗi tháng “bỏ lợn” 5 triệu như bây giờ, đến khi đủ chấp chới 1 tỷ mới dám mua nhà, có lẽ anh Thế Anh còn rất lâu nữa mới dám nghĩ đến việc mua nhà.
Nếu cứ chờ mỗi tháng “bỏ lợn” 5 triệu như bây giờ, đến khi đủ chấp chới 1 tỷ mới dám mua nhà, có lẽ anh Thế Anh còn rất lâu nữa mới dám nghĩ đến việc mua nhà.

“Với 800 triệu, tôi nghĩ có thể mua được nhà ở 1 số khu khác với diện tích lớn hơn, nhưng tôi chọn mua nhà của Vin vì cái tôi nhận được không phải chỉ vỏn vẹn trong 4 bức tường căn hộ, mà tôi sở hữu cả hệ thống tiện ích rộng lớn trong khu đô thị”.

Câu chuyện “không cần tiền nhiều vẫn có nhà hàng hiệu” vì thế mà đang trở thành một sự thực, không còn là mơ với rất nhiều người.

P. Anh