Cần Thơ:
Tiệm vàng đìu hiu chờ khách
(Dân trí) - Sau khi Thông tư 22 của Bộ KH&CN về Quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ có hiệu lưc, tại TP Cần Thơ thị trường vàng trầm lắng hẳn, thậm chí nhiều điểm mua bán đã đóng cửa vì việc kinh doanh ế ẩm.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Đà Nẵng "cấm cửa" 4 nhà thầu không đảm bảo năng lực * Bình Dương: Sập công trình cầu vượt, 1 công nhân thiệt mạng |
Chị Phùng Thanh Mỹ Lệ chủ tiệm vàng Mỹ Thành, Tung Tâm TM Cái Khế, cho biết, từ trước đến nay thì các cơ sở vàng gia công theo phương pháp thủ công, cho nên để đạt được sai số theo của Thông tư 22 là rất khó và các doanh doanh nghiệp sẽ chịu lỗ. Ví Dụ: gia công 1 chỉ vàng, khi qua quá trình gia công (kéo, cắt, mài, làm bóng…) thì 1 chỉ sẽ còn được 9,3 phân thôi, và 0,7 phân mà trong quá trình gia công đó mình gom lại để tái chế thì chỉ thu được một nữa vậy doanh nghiệp phải chịu lỗ 0,35 phân. Còn nếu gia công đúng theo sai số của Thông tư sai số 0,03 thì các cơ sở rất khó đạt được vì vừa chịu lỗ và chỉ số đó quá khắt khe.
Cũng theo chị Lệ: “nếu sử dụng các máy móc tân tiến theo tiêu chuẩn Châu Âu thì việc sai số là không đáng kể, nhưng để có thể nhập được những máy móc như vậy thì chỉ có một số doanh nghiệp lớn mới đủ khả năng. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam đang sử dụng phương pháp gia công bằng thủ công và lượng thợ Bạc cũng rất nhiều, một doanh nghiệp vừa cũng khoảng 30 người, doanh nghiệp lớn thì có vài trăm người mà giờ áp dụng máy móc vào gia công thì thợ Bạc sẽ mất việc và không có việc làm, và khi áp dụng máy móc hiện đại đồng nghĩa với tiền công sẽ tăng lên, tiền công tăng lên thì người dân sẽ không dám mua vàng, trang sức…và việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn”- Chị Lệ nói.
Chị Đỗ Thị Kim Yến, chủ tiệm Vàng Kim Yến, ở Trung Tâm Thương mại Cái Khế, cho biết: Thông tư 22 cần quy định chi tiết hơn nữa về tỷ lệ sai số vàng cho phép giữa các loại trang sức bọng và đúc. Thay vì trước đây, các tiệm vàng chỉ niêm yết hai loại là vàng 24k và 18 k. thì nay, tiệm đã chia bảng chi tiết hơn: vàng 98%, 96%, vàng 75% và 68%.
Hiện nay tiệm vẫn chưa có con dấu đóng tuổi vàng, để đối phó với thông tư 22, trước mắt phải chủ động hạ tuổi vàng trên bảng báo giá, vàng 24k (9.999) còn 23k, vàng trang sức 18k hạ còn 16k… “tôi nghĩ Bộ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp có thể thực hiện đúng theo thông tư, cũng như có cuộc họp để đưa ra hướng giải quyết hợp lý cho các doanh nghiệp”. Chị Yến nói.
Còn anh Lê Hồng Lực, chủ tiệm vàng Thảo Lực, cũng ở Trung Tâm TM Cái Khế, cho biết, để đạt được sai số như thông tư 22 đưa ra là điều rất khó. Với lại, hiện nay số lượng vàng tồn kho rất nhiều nếu đem đi gia công lại thì doanh nghiệp sẽ lỗ và mất rất nhiều thời gian. Còn để xác định độ tuổi, cũng như hàm lượng kim loại quý thì hiện nay các doanh nghiệp vẫn chưa có máy móc để xác định được, điều này rất khó cho các doanh nghiệp vì chi phi máy móc khá đắt tiền, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ khả năng để nhập về. “Theo tôi, trước mắt Nhà nước nên đầu tư mỗi vùng một có một khu kiểm định chất lượng đúng theo tiêu chuẩn, để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp rồi từ từ khắc phục”-anh Lực cho biết.
Anh Lực cũng chia sẽ thêm, ngay sau khi Thông Tư 22 gửi về thì lượng khách hàng cũng giảm hẳn, thậm chí có nhiều khách hàng chỉ đến hỏi rồi đi, nhiều khách hàng sợ mua phải hàng tồn kho, vàng không đủ tuổi không đúng như tiêu chuẩn của thông tư chỉ có một số người thực cần vàng cho việc cưới hỏi hay quà tặng thì mới mua..
Hiện nay, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Thương mại Cái Khế (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều), là nơi tập trung nhiều điểm kinh doanh buôn bán vàng nhất TP Cần Thơ mấy ngày qua khách đìu hiu thưa thớt. Có một số tiệm vàng đã đóng cửa, tiệm lớn thì đóng bớt một hai gian, thu hẹp việc mua bán. Còn lại mở cửa cầm chừng cho có chứ cũng không có khách hàng giao dịch mua bán nhiều.