1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tiệm vàng "cò" chuyển tiền vụ công ty Nhật Cường: Đâu là trách nhiệm của ngân hàng?

Việc công ty Nhật Cường sử dụng "đầu mối" là các tiệm vàng chuyển hàng nghìn tỷ đồng ra nước ngoài, luật sư Trương Thanh Đức cho biết: Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường trong giao dịch qua tài khoản, ngân hàng phải báo cáo theo quy định.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận vụ án "buôn lậu", "rửa tiền" xảy ra tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nhật Cường (công ty Nhật Cường) của ông Bùi Quang Huy.

Tiệm vàng làm "cò" chuyển tiền trong vụ công ty Nhật Cường

Tài liệu điều tra thể hiện, khi trích xuất dữ liệu điện tử từ hệ thống của công ty Nhật Cường, phát hiện Tổng giám đốc Bùi Quang Huy và đồng phạm đã thông qua hai tiệm vàng tại Hà Nội là Lộc Phát (ở phố Hà Trung, do Nguyễn Thị Thanh Loan làm chủ) và Thuận Phát (ở phố Hàng Dầu, do Bùi Thanh Phượng điều hành) để chuyển tiền hàng, tiền cước vận chuyển hàng lậu vào các tài khoản của chủ hàng và đường dây vận chuyển ở nước ngoài. Lời khai của bị can Nguyễn Bảo Ngọc cũng thể hiện điều này.

Trong đó, tiệm vàng Lộc Phát đã chuyển hơn 1.700 tỷ đồng, tiệm vàng Thuận Phát chuyển gần 800 tỷ.

Tiệm vàng cò chuyển tiền vụ công ty Nhật Cường: Đâu là trách nhiệm của ngân hàng? - 1

Tiệm vàng làm "cò" chuyển tiền của công ty Nhật Cường

Với thương vụ giao dịch hơn 34.000 sản phẩm của nhà cung cấp có tên Mike USA, tổng trị giá hơn 564 tỷ đồng từ tháng 7/2015 đến tháng 12/2018, Bùi Quang Huy và đồng phạm đã chuyển hơn 534 tỷ đồng cho các tiệm vàng để chuyển vào tài khoản nước ngoài của chủ hàng.

Cụ thể, ông chủ công ty Nhật Cường đã chuyển 321 tỷ đồng qua tiệm vàng ở Hà Trung, trong đó chuyển hơn 176 tỷ tiền mặt và chuyển hơn 144 tỷ vào tài khoản của 10 cá nhân là nhân viên của tiệm vàng.

Còn lại, số tiền hơn 213 tỷ đồng thương vụ mua bán trên được các bị can chuyển qua một tiệm vàng khác ở phố Hàng Dầu để chuyển cho chủ hàng nước ngoài.

Trong thương vụ với nhà cung cấp có tên "Công ty miền Tây", Bùi Quang Huy và đồng phạm đã mua hơn 84.000 sản phẩm trị giá 427 tỷ đồng trong thời gian 5 năm.

Các bị can đã đưa cho tiệm vàng ở Hà Trung và Hàng Dầu 208 tỷ để chuyển vào tài khoản của nhà cung cấp.

Cũng với thủ đoạn tương tự, các tiệm vàng là "đầu mối" nhận và chuyển hàng nghìn tỷ trong các giao dịch mua hàng giữa công ty Nhật Cường.

Trước đại án công ty Nhật Cường, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP Hà Nội đã triệt phá một đường dây khác vận chuyển trái phép tới 30.000 tỷ đồng từ Việt Nam ra nước ngoài nhằm che giấu hành vi phạm tội khác.

Tổng cục Hải quan cũng từng có văn bản gửi Cục hải quan các tỉnh, thành phố cảnh báo về hiện tượng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài bằng thủ đoạn khai báo nhập khẩu khống phần mềm có trị giá lớn.

Chuyển tiền ra nước ngoài: Sử dụng kẽ hở để "lách"

Xung quanh vấn đề này, Góc nhìn chuyên gia Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch HĐTV Công ty luật Basico.

Từ những sự việc kể trên, vì sao chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài có thể thực hiện dễ dàng như vậy, thưa ông?

- Theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối, chỉ có các ngân hàng được cấp phép mới có thể thực hiện các giao dịch chuyển ngoại tệ xuyên biên giới phục vụ mục đích thanh toán xuất nhập khẩu, du học, đầu tư, định cư, chữa bệnh... với điều kiện bên chuyển tiền phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ chứng minh.

Tuy nhiên, trên thực tế, muốn chuyển tiền ra nước ngoài với cá nhân hay tổ chức  không khó mà còn "hợp pháp", bởi các đối tượng thường "lách" nhờ các kẽ hở.  

Cụ thể, với kênh chuyển tiền chính thức (qua ngân hàng), có thể "lách luật" bởi các quy định pháp luật hiện nay gần như giao hoàn toàn cho các ngân hàng thương mại tự quyết định.

Tiệm vàng cò chuyển tiền vụ công ty Nhật Cường: Đâu là trách nhiệm của ngân hàng? - 2

Luật sư Trương Thanh Đức

Theo đó, tổ chức hay cá nhân chỉ cần có đủ chứng từ (dù chỉ là chứng từ giả, hay thật) với giá trị "khống" đã có thể chuyển hàng triệu, hàng tỷ USD một cách hợp pháp từ Việt Nam ra nước ngoài. Hợp đồng dưới dạng vay trả nợ, tặng, cho... đều hợp pháp.

Tuy nhiên, nếu những giao dịch này qua ngân hàng thì sẽ bị lưu vết và khi cần kiểm tra có thể tìm ra được các giao dịch này.

Kênh chuyển tiền thứ 2 là chuyển tiền thông qua kênh phi chính thức. Đây là hình thức chuyển tiền khá phổ biến, thông qua các đầu mối giao dịch tại "chợ đen".

Thực tế, không những có thể mua và bán ngoại tệ một cách dễ dàng tại một số "đầu mối" ở phố Hà Trung, các tổ chức và cá nhân nếu có nhu cầu hoàn toàn có thể sử dụng những "đầu mối" này chuyển hàng trăm tỷ USD đến bất cứ đâu trên thế giới. Điều đáng nói, những hành vi này "rõ như ban ngày", nhưng vẫn đang tồn tại dù bất hợp pháp.

Để "trót lọt" các vụ chuyển tiền qua biên giới, các đầu mối "chợ đen" thường sử dụng 2 hình thức: Chuyển tiền bù trừ và "xách" tiền trực tiếp qua biên giới.

Trong đó, hình thức bù trừ là hình thức chuyển tiền khó kiểm soát nhất và là vấn đề nan giải nhất đối với cơ quan quản lý.

Với hình thức này, bên gửi tiền chỉ cần chuyển tiền đến tổ chức, cá nhân nhận chuyển tiền phi pháp tại đầu trong nước. Từ đó, bên nhận tiền sẽ nhận ngoại tệ từ "chân rết" tại đầu bên ngoài lãnh thổ Việt Nam của tổ chức nhận chuyển tiền này.

Như vậy, thực tế không có giao dịch "xách" tiền, chuyển đổi ngoại tệ, không có giao dịch tài khoản hay sử dụng tiền ảo nào phát sinh và tiền cũng không được chuyển khỏi ranh giới Việt Nam, mà đơn giản chỉ giao dịch "bù trừ" giữa 2 đầu chuyển tiền trong nước và ngoài nước. Điều này lý giải, chênh lệch kiều hối chuyển ra và chuyển vào Việt Nam mỗi năm không quá nhiều.

Với hình thức "xách" tiền qua biên giới. Cũng tương tự như với thương vụ 30.000 tỷ đồng trước đó, đối tượng có thể là cầm tiền mặt qua biên giới (Trung Quốc, Lào và Campuchia) một cách hợp pháp. Thậm chí, chở cả xe tiền đi mua hàng qua biên giới Trung Quốc, Lào, Campuchia đều hợp pháp bởi 3 nước biên giới cho phép sử dụng nội tệ và ngoại tệ của 2 nước một cách công khai. Đây là kẽ hở để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi chuyển tiền phi pháp.

Liên hệ với câu chuyện của công ty Nhật Cường khi chuyển hàng nghìn tỷ qua các tiệm vàng, ông có quan điểm thế nào?

- Với câu chuyện của công ty Nhật Cường, khả năng cao đó là chuyển tiền ở dạng bù trừ thông qua đầu mối là các tiệm vàng (nếu có). Bởi theo cảm nhận của tôi, đây là hình thức chuyển tiền ngoại tệ ra nước ngoài an toàn nhất và xảy ra nhiều nhất.

Ngân hàng có "vô can" trong câu chuyện chuyển tiền của công ty Nhật Cường hay không thưa ông?

- Theo quy định, các ngân hàng phải thực hiện báo cáo về các giao dịch chuyển tiền qua kênh điện tử nếu như có dấu hiệu khả nghi.

Cụ thể, các tổ chức tài chính được phép thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế phải báo cáo từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế ra vào Việt Nam có giá trị từ 1 triệu USD trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

Có nhiều hình thức khác chuyển tiền ra nước ngoài mà các cơ quan chức năng khác có trách nhiệm quản lý, giám sát. Nếu việc chuyển tiền không qua ngân hàng thì ngân hàng rất khó quản lý, giám sát.

Tại các quốc gia khác, nặng hơn có thể quy về thiếu trách nhiệm, tiếp tay cho rửa tiền. Hiện, Việt Nam chưa từng có tiền lệ.

Chúng ta còn nhớ, trong vụ đánh bạc online của "ông trùm" Phan Sào Nam, các ngân hàng không thực hiện nghiêm túc việc báo cáo thông tin về các giao dịch có dấu hiệu khả nghi. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã phải thực hiện chấn chỉnh lại hoạt động này. Đến nay, các ngân hàng thương mại cũng đã thực hiện nghiêm túc hơn.

Với vụ chuyển tiền của công ty Nhật Cường, muốn đánh giá trách nhiệm của ngân hàng đến đâu phải xác định được các giao dịch chuyển tiền giữa Nhật Cường và các tiệm vàng bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Nếu chuyển khoản qua ngân hàng, tần xuất giao dịch như thế nào, giao dịch với ai và giá trị là bao nhiêu có nằm trong quy định phải báo cáo của các ngân hàng hay không?... Nếu có bất thường, các ngân hàng có thực hiện báo cáo theo quy định chưa?

Kiểm soát và hạn chế dần giao dịch tiền mặt

Vậy giải pháp gì để hạn chế những giao dịch bất hợp pháp khi chuyển tiền ra nước ngoài, thưa ông?

- Giải pháp muôn đời là hạn chế giao dịch tiền mặt, giảm quy mô tiền mặt trong nền kinh tế thông qua phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Tiệm vàng cò chuyển tiền vụ công ty Nhật Cường: Đâu là trách nhiệm của ngân hàng? - 3

Hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài, thực hiện những giao dịch bất hợp pháp bằng việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Tại nhiều quốc gia, thanh toán những giao dịch hàng trăm USD buộc phải sử dụng phương thức thanh toán điện tử. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thực tế quản lý tiền mặt còn nhiều vấn đề, lỏng lẻo. Chúng ta có thể mang hàng chục tỷ đồng tiền mặt để đi mua bất động sản, góp vốn hay cho tặng mà không ai quản lý. Chúng ta sử dụng hàng nghìn tỷ tiền mua vàng, kim cương vẫn hợp pháp. Từ đó tạo ra kẽ hở rất lớn để cho các đối tượng lợi dụng thực hiện các hành vi phi pháp.

Đầu tiên, chúng ta phải quy định chặt giao dịch tiền mặt, hạn chế giao dịch tiền mặt ở mức nào đó. Ví dụ bây giờ, đưa ra quy định trên 100 triệu không được giao dịch bằng tiền mặt, 2 năm sau siết lại  với những giao dịch 10 triệu và 5 năm sau nếu thanh toán 1 triệu đồng trở lên không được dùng tiền mặt chẳng hạn.

Nếu bắt buộc phải chuyển khoản thì rất dễ phát hiện, để từ đó loại trừ tiêu cực, giao dịch ngầm hay gian lận bằng tiền mặt.

Đi đôi với đó là tăng cường tỷ lệ hóa đơn trong nền kinh tế. Nếu như trước kia chúng ta đặt vấn đề này chưa phù hợp thì hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ đã có hóa đơn điện tử. Nếu như các giao dịch mua/bán đều có hóa đơn điện tử thì đương nhiên câu chuyện quản trị của cơ quan quản lý sẽ rất dễ dàng. Làm gì còn cơ hội gian lận, trốn thuế…

Phó Thống đốc Đào Minh Tú

Nếu như phát hiện những biểu hiện cho thấy dấu hiệu bất thường trong giao dịch như giao dịch giá trị lớn, chuyển tiền liên tục,… nhưng các ngân hàng không thực hiện việc báo cáo theo quy định, ngân hàng đó sẽ vi phạm vào chế độ báo cáo.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm