Tiềm năng và bài toán nâng tầm giá trị sắn Việt Nam của AHS - AIG

Trường Thịnh

(Dân trí) - Tận dụng lợi thế của quốc gia có sản lượng sắn đứng thứ 3 thế giới, Công ty Cổ phần Á Châu Hoa Sơn (AHS) - công ty thành viên của Tập Đoàn Nguyên Liệu Á Châu AIG - luôn trăn trở, nghiên cứu giải pháp nâng tầm giá trị sắn Việt.

Thị trường giàu tiềm năng nhưng còn nhiều trở ngại

Số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, hiện nay nước ta có trên 528.000 ha sắn, trồng chủ yếu tại vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Năm 2021, sản lượng sắn cả nước đạt gần 10,7 triệu tấn, trong đó có 2,9 triệu tấn được xuất khẩu, kim ngạch gần 1,2 tỷ USD.

Nước ta hiện là quốc gia có sản lượng sắn đứng thứ 3 và xếp thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu trên thế giới. Trong nước, hiện có 120 nhà máy tinh bột sắn với công suất chế biến trên 8,6 triệu tấn củ tươi/năm, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho hàng triệu bà con nông dân và người lao động.

Cây sắn từ chỗ là cây lương thực đã và đang trở thành cây công nghiệp và là nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Sản phẩm tinh bột sắn và sắn lát đã trở thành một trong 7 mặt hàng xuất khẩu có triển vọng nhiều năm nay.

Tiềm năng và bài toán nâng tầm giá trị sắn Việt Nam của AHS - AIG - 1
Nhà máy Á Châu Hoa Sơn tại xóm 12 xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (Ảnh: AHS).

Ở Việt Nam, sắn được xem là cây dễ trồng, ít kén đất, vốn đầu tư thấp, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn đồng thời cũng là cây dùng làm thức ăn cho gia súc và tinh bột sắn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, thị trường đầu ra tốt.

Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động sản xuất và chế biến sắn ở nước ta còn nhiều hạn chế như liên kết sản xuất lỏng lẻo do việc phát triển nhà máy chế biến ở một số nơi chưa gắn với vùng nguyên liệu. Một số nhà máy có công nghệ chế biến ở mức trung bình, chủ yếu là sản phẩm thô, ít sản phẩm chế biến sâu. Hệ thống xử lý chất thải của nhiều nhà máy còn lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Hoạt động xuất khẩu sắn còn trải qua nhiều khâu trung gian, chi phí logistic cao.

Song song với đó, việc phát triển cây sắn ở nước ta còn đang gặp nhiều khó khăn do thị trường Trung Quốc chiếm 90-94% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước. Sắn và các sản phẩm từ sắn của nước ta phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường này, dẫn đến bị động. Bên cạnh đó, nhiều diện tích trồng sắn suy kiệt dinh dưỡng; cơ giới hóa trong sản xuất sắn còn hạn chế. Hơn nữa, việc liên kết giữa sản xuất và doanh nghiệp chế biến còn yếu, phát triển hợp tác xã trong ngành hàng sắn còn nhiều bất cập.

AHS - AIG nỗ lực nâng tầm giá trị sắn Việt

Trước những vấn đề vừa nêu, nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến sắn đã không ngừng đổi mới công nghệ, cơ sở hạ tầng và các vấn đề liên quan để đáp ứng yêu cầu của thị trường, tiêu biểu nhất chính là Công ty Cổ phần Á Châu Hoa Sơn (AHS). Đây là công ty thành viên trong hệ sinh thái thương mại, sản xuất, nghiên cứu thuộc Tập Đoàn Nguyên Liệu Á Châu - AIG.

AHS đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh đầu tư, phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu. Doanh nghiệp còn không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ chế biến để phát triển một cách đa dạng các sản phẩm sắn. Đồng thời, AHS tập trung giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến việc xử lý chất thải trong chế biến sắn, hướng đến đảm bảo an toàn môi trường, bảo vệ hệ sinh thái xung quanh.

Tiềm năng và bài toán nâng tầm giá trị sắn Việt Nam của AHS - AIG - 2
AHS không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ chế biến để phát triển một cách đa dạng các sản phẩm sắn, nâng tầm giá trị sắn Việt (Ảnh: AHS).

Hiện tại, nhà máy chế biến sắn của AHS được đầu tư xây dựng trên tổng diện tích 30.000 m2 tại xóm 12 xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An - một trong những vùng có trữ lượng sắn dồi dào và chất lượng nhất Việt Nam.

Theo đại diện doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất sản phẩm của AHS được nhập khẩu từ Thụy Điển, Ấn Độ, Thái Lan, cho ra công suất hơn 150 tấn tinh bột, 60 tấn bã sắn sấy khô và 100 tấn glucose/ ngày.

Hiện tại, các sản phẩm của công ty được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đi các nước trên thế giới: Trung Quốc, Indonesia, Nam Phi, Philippines...

Ngoài ra, để phát triển giá trị của sắn, AHS cũng tiến hành nghiên cứu tạo cơ chế để tăng cường liên kết giữa vùng sản xuất và nhà máy chế biến, tổ chức lại sản xuất, tập trung phát triển vùng nguyên liệu. Doanh nghiệp cũng đầu tư xây dựng nhà máy gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, đem lại những lợi ích thiết thực, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà máy, địa phương và bà con nông dân.

Tiềm năng và bài toán nâng tầm giá trị sắn Việt Nam của AHS - AIG - 3
Dây chuyền sản xuất sản phẩm của AHS được nhập khẩu từ Thụy Điển, Ấn Độ, Thái Lan (Ảnh: AHS).

Để có thể trở thành người đồng hành cùng các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sắn Việt Nam, Tập đoàn AIG (công ty mẹ của AHS) tập trung vào nghiên cứu các giải pháp chế biến tối ưu về thực phẩm và sản xuất nguồn nguyên liệu tự nhiên từ nông sản Việt. Qua đó, thúc đẩy việc sáng tạo những sản phẩm mới với chất lượng cao để giới thiệu với thị trường và tận dụng được thế mạnh nông nghiệp của Việt Nam cũng như mang đến giá trị gia tăng cho nông sản Việt và góp phần cải thiện đời sống của nông dân Việt.

AIG cho rằng, việc đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng và an toàn là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Tập đoàn đã bắt đầu cung cấp nguyên liệu theo mô hình phân phối giữa các doanh nghiệp (B2B) cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam từ đầu những năm 2000, đồng hành cùng với những văn phòng đại diện của những công ty sản xuất nguyên liệu quốc tế như Givaudan, DSM, CP KelCo.

AIG còn đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống logistic, kho bãi, phương tiện vận chuyển. Hệ thống kho của AIG vận hành theo chuẩn quốc tế, có mặt ở khắp đất nước, đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu nhanh chóng, thuận tiện và đảm bảo nguyên liệu có chất lượng cao khi đưa vào sản xuất.

Tập đoàn luôn nỗ lực tiên phong cùng những nhà sản xuất nguyên liệu quốc tế, đưa những công nghệ tiên tiến nhất để phát triển các nguyên liệu thực phẩm từ nông sản Việt Nam. Doanh nghiệp tập trung xây dựng các nhà máy sản xuất tại những vùng nguyên liệu khác nhau, góp phần tạo nên những sản phẩm có giá trị gia tăng.

"AIG luôn thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ các quy định về thuế quan, là doanh nghiệp tư nhân được Tổng cục Hải quan trao quyết định doanh nghiệp ưu tiên trong hoạt động nhập khẩu nguyên liệu", đại diện tập đoàn khẳng định.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Tầng 12, Vinamilk Tower, số 10 Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, TPHCM

Điện thoại: (+84)28 5411 1557 | Fax: (+84)28 5411 1667

Email: info@asiagroup-vn.com

Website: www.asiagroup-vn.com