Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): Cần cái nhìn dài hạn
Để làm CSR thực sự hiệu quả cần có sự đầu tư dài hạn là những kinh nghiệm mà Dow đã đúc rút được sau 20 năm đóng góp cho cộng đồng và thị trường Việt Nam thông qua chiến lược phát triển bền vững.
Trong những năm trở lại đây, CSR (corporate social responsibility – trách nhiệm xã hội doanh nghiệp) không còn là khái niệm xa lạ nữa. Tuy nhiên, làm thế nào để chương trình CSR không phải chỉ ở bề nổi mà thực sự đi vào chiều sâu không phải là dễ với các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi sự định hướng về dài hạn ở tầm Ban điều hành và sự đầu tư không chỉ về sức của mà còn cả sức người.
Sáng tạo trong cách làm CSR truyền thống
Hãng hóa chất toàn cầu Dow đã có hướng đi mới khi thực hiện các chương trình CSR “sáng tạo” và rất hiệu quả tại Việt Nam. Sự “sáng tạo” này được ông Tomoyuki Sasama, Quản lý thị trường của Dow tại Việt Nam lý giải “không chỉ là sự tài trợ đơn thuần về mặt tài chính mà còn là việc ứng dụng các công nghệ và giải pháp tiên tiến của Dow trong ngành hóa sinh học để giải quyết hữu hiệu các thách thức mà người dân phải đối mặt.” Vì những chương trình CSR sáng tạo này, Dow đã được Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (Amcham Hà Nội) trao tặng giải thưởng Amcham CSR Award năm 2015 và được Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đánh giá cao vì những đóng góp không ngừng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp và cộng đồng Việt Nam.
Trong đó các chương trình CSR sáng tạo của Dow, phải kể đến chương trình cung cấp nước sạch cho người dân Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2001, hãng này đã tài trợ thiết bị lọc nước cho các trường học và bệnh viện Việt Nam. Mỗi thiết bị lọc nước đều được lắp đặt dựa trên nghiên cứu về nguồn nước tại địa phương để đưa ra giải pháp lọc nước phù hợp. Ví dụ như năm 2014, Dow trao tặng hệ thống lọc nước hỗ trợ xử lý asen nhiễm trong nước sinh hoạt cho Trường tiểu học Xuân Khê, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Gần đây nhất, Dow đã giúp xử lý nguồn nước uống cho hai trường học tại Đà Nẵng là Trường Tiểu học số 1 Hòa Nhơn và Trường THCS Nguyễn Thị Định. Dự kiến trong thời gian tới, Dow cũng sẽ giúp Trường Mầm non Tân Dân, thuộc huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội xử lý nguồn nước uống đang bị ô nhiễm nặng.
Được biết, giải pháp xử lý nước là một trong những thế mạnh kinh doanh của Dow. Tính trên toàn cầu, cứ mỗi phút công nghệ xử lý nước của Dow lại xử lý 35 triệu gallon nước. Riêng tại Isarel, màng lọc nước của Dow đã cung cấp gần 50 lượng nước uống sạch tại quốc gia này. Với 11 nhà máy trên toàn cầu, hiện Dow là hãng sản xuất duy nhất cung cấp danh mục hoàn thiện các giải pháp xử lý nước.
Định hướng bền vững trong dài hạn
Sự “sáng tạo” khi thực hiện các chương trình CSR của Dow còn thể hiện ở chỗ Dow đã dành một nguồn lực lớn để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam – bộ phận tập trung nhiều doanh nghiệp nhất nhưng vẫn còn yếu về năng lực cạnh tranh, đặc biệt trước sự gia nhập của ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia vào Việt Nam.
Cụ thể, trong ba năm liên tiếp, Dow đã đào tạo về sản xuất sạch hơn và quản lý chất thải cho trên 2.200 kỹ sư Việt Nam để giúp họ nâng cao kiến thức về phát triển vững, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Nối tiếp chuỗi hội thảo này, năm 2015, Dow đã đào tạo hơn 800 kỹ sư Việt Nam về ISO 1400 để nâng cao hơn nữa nhận thức về phát triển bền vững. Bên cạnh đó, hãng còn tham gia sáng lập Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam và xây dựng Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Việt Nam để tạo ra một diễn đàn hiệu quả dành cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tầm nhìn dài hạn hướng đến tính bền vững của Dow được thể hiện ngay trong từng sản phẩm, dịch vụ mà hãng cung cấp cho thị trường. Theo ông Sasama chia sẻ, trong hai thập kỷ hiện diện tại thị trường, Dow đã cung cấp các giải pháp giúp người nông dân và các ngành công nghiệp giải quyết những thách thức lớn nhất liên quan đến vấn đề nước sạch, sản xuất và bảo tồn năng lượng sạch cũng như là tăng năng suất nông nghiệp, từ đó tác động tới sự phát triển bền vững chung của toàn xã hội.
Các sản phẩm của Dow không chỉ là đầu vào thiết yếu cho đại đa số các ngành hàng tiêu dùng như giày dép, điện tử, đồ gia dụng, thuốc bảo vệ thực vật, giải pháp về nước sạch, chăm sóc cá nhân và gia đình, truyền thông, năng lượng thay thế, y tế và dinh dưỡng mà còn có mặt rộng rãi trong ngành giao thông vận tải và vật liệu hạ tầng. Chính bởi danh mục sản phẩm đa dạng và luôn đặt tính bền vững làm tiêu chí cao nhất, trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng hàng năm 2 con số, Việt Nam trở thành thị trường chủ chốt của Dow tại khu vực Đông Nam Á.
Trong bối cảnh Việt Nam cùng 11 nước thành viên đã hoàn tát đàm phán TPP, hứa hẹn sẽ có một dòng vốn đầu tư mới từ các doanh nghiệp đa quốc gia vào Việt Nam. Ông Sasama rất lạc quan với triển vọng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới và khẳng định, với kinh nghiệm toàn cầu phục vụ các ngành công nghiệp, Dow hiện đang ở một vị thế rất tốt để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đa quốc gia đã, đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam nắm bắt các cơ hội này.
PV