1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thủ tướng cho phép Hoàng Anh Gia Lai xuất 30.000 tấn đường về Việt Nam

(Dân trí) - Thủ tướng cũng yêu cầu các lực lượng chức năng phải giám sát chặt, kiểm tra quá trình nhập khẩu, sản xuất, gia công và bán qua biên giới của khối lượng hàng này, không để thẩm lậu vào thị trường nội địa.

Giá thành đường Hoàng Anh Gia Lai thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam.
Giá thành đường Hoàng Anh Gia Lai thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Kịch bản "thuận chiều" trong triển vọng sáp nhập Sacombank - Southern Bank
"Thắng" vụ xuất 30.000 tấn đường, cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai bùng nổ giao dịch

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và NHNN ký kết hợp tác

Ngôi tỷ phú trẻ nhất thế giới về tay ái nữ "trùm" bất động sản Hồng Kông

[VIDEO] Các thương hiệu lớn hợp tác để quảng bá thương hiệu

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã ký ban hành Công văn số 1113/VPCP-QHQT gửi Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, chính thức cho phép CTCP Đường Biên Hòa được phép nhập khẩu 30.000 tấn đường thô của Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Attapeu (Lào) - một công ty con của Hoàng Anh Gia Lai về Việt Nam để tinh luyện, xuất khẩu.

 

Theo đó, sau khi tinh luyện, toàn bộ số đường này sẽ được xuất khẩu qua cửa khẩu phụ Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sang Trung Quốc theo đúng quy định về xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ.

 

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương xây dựng quy chế, quy trình giám sát và phối hợp với Bộ Tài chính, UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo lực lượng Quản lý Thị trường và Hải quan kiểm tra quá trình nhập khẩu, sản xuất, gia công và bán qua biên giới, không để thẩm lậu vào thị trường nội địa.


Như vậy, sau nhiều tranh cãi, cuối cùng bầu Đức cũng đã giành "chiến thắng chung cuộc" trước Hiệp hội Mía đường. Hiệp hội mía đường Việt Nam từng bày tỏ lo ngại, nếu CTCP Đường Biên Hòa được cấp phép nhập khẩu đường của Hoàng Anh Attapeu về để tinh luyện sau đó tái xuất qua cửa khẩu Bản Vượt sang Trung Quốc sẽ xảy ra cạnh tranh về giá xuất khẩu với đường của các công ty mía đường trong nước. Do Bản Vượt hiện là cửa khẩu duy nhất đường sản xuất của Việt Nam xuất khẩu được qua Trung Quốc. 


Thêm vào đó, khi cạnh tranh xảy ra, để tồn tại được, các công ty đường trong nước sẽ hạ giá mua mía thấp hơn giá mua mía hiện nay, một số nông dân trồng mía trên những vùng đất có năng suất và chất lượng thấp sẽ bị lỗ.


Đồng thời, theo Hiệp hội, nếu Bộ Công Thương dễ dãi trong việc cấp phép cho tạm nhập khẩu đường thô để chế biến rồi tái xuất khẩu qua cửa khẩu phụ thì các công ty đường trong nước cũng sẽ xin tạm nhập khẩu đường thô giá rẻ từ Thái Lan, Brazil về để bổ sung vào dây chuyền sản xuất và tái xuất qua cửa khẩu phụ.


Trước đó, trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội, Thủ tướng đã yêu cầu, trong thời gian tới, ngành mía đường phải thực hiện tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nhằm phát triển ổn định ngành mía đường và cải thiện đời sống người trồng mía.

 

Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Attapeu (Lào) được thành lập vào đầu tháng 11/2011 và tỉ lệ nắm giữ của Hoàng Anh Gia Lai tại đây hiện vào khoảng 92% vốn điều lệ.

 

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HAG hôm nay (6/3) đã tăng khá mạnh 700 đồng/cp, đạt 26.900 đồng sau thông tin tích cực này.

 

Mai Chi

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm