Thu nhập đầu người Việt Nam tăng hơn 10 lần sau 20 năm
(Dân trí) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, nếu như thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tại thời điểm năm 1992 chỉ mới ở mức 140 USD thì hiện nay, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đã gần 1.600 USD.
Với vai trò chủ trì tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận, qua mỗi phiên họp CG trên suốt chặng đuờng 20 năm qua, các nhà tài trợ đã hợp tác và theo sát từng buớc truởng thành của Việt Nam, từ một quốc gia nghèo giai đoạn đầu những năm 1990, đến nay đã vuơn lên thành một nuớc có thu nhập trung bình.
Theo đó, nếu như thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tại thời điểm năm 1992 chỉ mới ở mức 140 USD thì hiện nay, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đã gần 1.600 USD. Như vậy, sau 20 năm phát triển, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 11,43 lần.
Hồi cuối năm ngoái, Bộ Công thương cho biết, tổng GDP năm 2011 của cả nước ước khoảng 119 tỷ USD và GDP đầu người đạt 1.300 USD/người/năm. Điều này có nghĩa là, trong năm nay, GDP bình quân đầu người đã tăng 300 USD.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị CG 2012 (ảnh: BD).
Người đứng đầu Chính phủ cũng thông báo, Việt Nam đã sớm hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ: xóa đói giảm nghèo. Riêng năm 2012, trong bối cảnh trao đổi thương mại toàn cầu suy giảm, kinh tế của các quốc gia đối tác đều gặp nhiều khó khăn, trong nước phải đối phó với lạm phát cao, tín dụng tăng truởng thấp, đời sống nhân dân khó khăn nhất là nguời nghèo... song nhờ những chính sách kịp thời, tình hình kinh tế xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Cụ thể, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm ước tăng 5,2%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 27 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2011. Lạm phát được kiềm chế, dự kiến cả năm khoảng 7,5%. Cán cân thương mại cân bằng, dự trữ ngoại hối đạt khoảng 12 tuần nhập khẩu, cán cân thanh toán thặng dư 8 tỷ USD.
Bên cạnh đó, hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đã có vài kết quả bước đầu ở những nhiệm vụ tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu thị truờng tài chính ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Trong năm 2013, Việt Nam phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP cao hơn, lạm phát thấp hơn năm 2012. Mục tiêu tăng GDP năm 2013 khoảng 5,5% - cao hơn mức ước đạt năm nay là 5,2% và lạm phát tiếp tục được giảm xuống 6-6,5%; cán cân thanh toán được cải thiện.
Yêu cầu DNNN công khai, minh bạch như doanh nghiệp đại chúng
Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu trên, Thủ tướng cũng cho biết, cơ quan điều hành đã nhìn nhận và xác định được những khó khăn sẽ gặp phải. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: "Việt Nam tự tin vào những chính sách điều hành của mình. Chúng tôi bước vào 2013 với niềm tin mạnh mẽ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh tái cơ cấu, đạt kết quả phát triển cao hơn, tạo đà cho phát triển bền vững thời gian tới. Nhưng chúng tôi cũng không coi thuờng các hạn chế, yếu kém khó khăn, và sẽ hết sức nỗ lực để đạt mục tiêu đề ra".
Theo đó, trong hoạt động điều hành, Chính phủ sẽ tăng cường kỷ luật kỷ cương, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, nhất là tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của DNNN, các ngân hàng thương mại; nâng cao năng lực dự báo để đánh giá tình hình kịp thời, hiệu quả. đề cao trách nhiệm, năng lực phẩm chất của người đứng đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, để đạt GDP cao hơn, Chính phủ tập trung xử lý nợ xấu, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho, có điều kiện tiếp cận tín dụng với lãi suất hợp lý, ưu tiên tín dụng cho hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ Việt Nam trong năm tới sẽ cân nhắc giảm thuế thu nhạp doanh nghiệp - Thủ tướng cho hay.
Việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng truởng theo huớng bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2013. Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo tái cơ cấu sản xuất, đầu tư chuyển huớng vào những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng năng luợng tiết kiệm, bảo vê môi truờng.
Đề cập đến 1 trong 3 trụ cột tái cơ cấu là doanh nghiệp nhà nước, người đứng đầu Chính phủ cho biết, sẽ "đẩy mạnh cổ phần hóa, cải thiện thể chế, đặt DNNN hoạt động một cách đầy đủ trong cơ chế thị truờng, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thành phần khác; công khai minh bạch hoạt động của DNNN như các doanh nghiệp đại chúng, các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán, tăng cuờng kiểm tra giám sát đối với DNNN cũng như các ngân hàng thương mại".
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng cũng thông báo với các nhà tài trợ, Việt Nam đang tích cực tham gia TPP, Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương, đã đàm phán vòng đầu với EU, chuẩn bị đàm phán vòng hai và sẽ đàm phám FTA với Hàn Quốc, Nga, Belarus...
Việt Nam xác định mục tiêu 2020 cơ bản trở thành nuớc công nghiệp hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân ngày càng được nâng lên. Đó cũng là quyết tâm của Việt Nam vuợt qua bẫy thu nhập trung bình. "Bên cạnh ý chí tự cuờng của mình, chúng tôi mong muốn và tin rằng các nhà tài trợ quốc tế tiếp tục đồng hành với Việt Nam trên chặng đuờng mới", Thủ tướng kết luận.
Theo đó, nếu như thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tại thời điểm năm 1992 chỉ mới ở mức 140 USD thì hiện nay, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đã gần 1.600 USD. Như vậy, sau 20 năm phát triển, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 11,43 lần.
Hồi cuối năm ngoái, Bộ Công thương cho biết, tổng GDP năm 2011 của cả nước ước khoảng 119 tỷ USD và GDP đầu người đạt 1.300 USD/người/năm. Điều này có nghĩa là, trong năm nay, GDP bình quân đầu người đã tăng 300 USD.
Người đứng đầu Chính phủ cũng thông báo, Việt Nam đã sớm hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ: xóa đói giảm nghèo. Riêng năm 2012, trong bối cảnh trao đổi thương mại toàn cầu suy giảm, kinh tế của các quốc gia đối tác đều gặp nhiều khó khăn, trong nước phải đối phó với lạm phát cao, tín dụng tăng truởng thấp, đời sống nhân dân khó khăn nhất là nguời nghèo... song nhờ những chính sách kịp thời, tình hình kinh tế xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Cụ thể, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm ước tăng 5,2%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 27 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2011. Lạm phát được kiềm chế, dự kiến cả năm khoảng 7,5%. Cán cân thương mại cân bằng, dự trữ ngoại hối đạt khoảng 12 tuần nhập khẩu, cán cân thanh toán thặng dư 8 tỷ USD.
Bên cạnh đó, hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đã có vài kết quả bước đầu ở những nhiệm vụ tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu thị truờng tài chính ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Trong năm 2013, Việt Nam phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP cao hơn, lạm phát thấp hơn năm 2012. Mục tiêu tăng GDP năm 2013 khoảng 5,5% - cao hơn mức ước đạt năm nay là 5,2% và lạm phát tiếp tục được giảm xuống 6-6,5%; cán cân thanh toán được cải thiện.
Yêu cầu DNNN công khai, minh bạch như doanh nghiệp đại chúng
Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu trên, Thủ tướng cũng cho biết, cơ quan điều hành đã nhìn nhận và xác định được những khó khăn sẽ gặp phải. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: "Việt Nam tự tin vào những chính sách điều hành của mình. Chúng tôi bước vào 2013 với niềm tin mạnh mẽ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh tái cơ cấu, đạt kết quả phát triển cao hơn, tạo đà cho phát triển bền vững thời gian tới. Nhưng chúng tôi cũng không coi thuờng các hạn chế, yếu kém khó khăn, và sẽ hết sức nỗ lực để đạt mục tiêu đề ra".
Theo đó, trong hoạt động điều hành, Chính phủ sẽ tăng cường kỷ luật kỷ cương, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, nhất là tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của DNNN, các ngân hàng thương mại; nâng cao năng lực dự báo để đánh giá tình hình kịp thời, hiệu quả. đề cao trách nhiệm, năng lực phẩm chất của người đứng đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, để đạt GDP cao hơn, Chính phủ tập trung xử lý nợ xấu, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho, có điều kiện tiếp cận tín dụng với lãi suất hợp lý, ưu tiên tín dụng cho hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ Việt Nam trong năm tới sẽ cân nhắc giảm thuế thu nhạp doanh nghiệp - Thủ tướng cho hay.
Việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng truởng theo huớng bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2013. Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo tái cơ cấu sản xuất, đầu tư chuyển huớng vào những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng năng luợng tiết kiệm, bảo vê môi truờng.
Đề cập đến 1 trong 3 trụ cột tái cơ cấu là doanh nghiệp nhà nước, người đứng đầu Chính phủ cho biết, sẽ "đẩy mạnh cổ phần hóa, cải thiện thể chế, đặt DNNN hoạt động một cách đầy đủ trong cơ chế thị truờng, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thành phần khác; công khai minh bạch hoạt động của DNNN như các doanh nghiệp đại chúng, các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán, tăng cuờng kiểm tra giám sát đối với DNNN cũng như các ngân hàng thương mại".
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng cũng thông báo với các nhà tài trợ, Việt Nam đang tích cực tham gia TPP, Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương, đã đàm phán vòng đầu với EU, chuẩn bị đàm phán vòng hai và sẽ đàm phám FTA với Hàn Quốc, Nga, Belarus...
Việt Nam xác định mục tiêu 2020 cơ bản trở thành nuớc công nghiệp hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân ngày càng được nâng lên. Đó cũng là quyết tâm của Việt Nam vuợt qua bẫy thu nhập trung bình. "Bên cạnh ý chí tự cuờng của mình, chúng tôi mong muốn và tin rằng các nhà tài trợ quốc tế tiếp tục đồng hành với Việt Nam trên chặng đuờng mới", Thủ tướng kết luận.
Bích Diệp