Thông điệp bằng hình ảnh - Sự khác biệt cần có cho doanh nghiệp

“Điều này vô hình chung tạo nên một vòng luẩn quẩn, vì không có quảng cáo, truyền thông, Doanh nghiệp không thể quảng bá hình ảnh, thông điệp, sản phẩm dịch vụ của mình tới công chúng và kết quả cuối cùng là không bán được hàng”.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, sự đào thải diễn ra mạnh mẽ, và tệ hơn hai từ “phá sản” có thể đến bất cứ lúc nào.

 

Xây dựng và phát triển thương hiệu là vấn đề luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Ngoài việc tái cơ cấu, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm thì việc duy trì uy tín thương hiệu cũng là liều thuốc giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

 

Với tư cách là chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực xây dựng, phát triển thương hiệu cùng 13 năm kinh nghiệm: Ths. Đặng Thanh Vân – Giám đốc Công ty Thanhs đã dành thời gian chia sẻ cùng  FPT Arena về vai trò thông điệp hình ảnh trong chiếc lược phát triển doanh nghiệp nói chung và PR-Marketing nói riêng:

 

“Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau khi tiếp xúc thông tin 72h, người ta chỉ nhớ khoảng 10% thông tin được trình bày bằng miệng, và nhớ tới 65% thông tin khi được trình bày bằng hình ảnh”.

 

Tại sao lại vậy, thưa chị?

 

Lý do chính của việc này, là sự quá tải về thông tin và sự hữu hạn trong "bộ nhớ" của con người. Trí não của con người có xu hướng tiếp nhận hình ảnh trước khi tiếp nhận thông tin. Chúng ta không thể ghi nhớ hết mọi thứ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, đầy ắp ở khắp nơi, trên tất cả các kênh truyền thông.

 

Trong tác phẩm nổi tiếng Visual Communication: More Than Meets the Eye của G. Harry Jamieson. Tác giả cũng đã khẳng định: Chúng ta sống trong một nền văn hóa hình ảnh. Tầm quan trọng của việc đọc và giải thích những dấu hiệu thông qua hình ảnh đã trở thành một mối quan tâm ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây.

 

Vậy, việc chuyển tải thông điệp dưới dạng hình ảnh có thật sự cần thiết?

 

Thông điệp được chuyển tải bằng hình ảnh giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược truyền thông thương hiệu và chiến lược Marketing, bán hàng của doanh nghiệp.

 

Dự án ẩm thực Hà Nội – Tác giả Đào Duy Dương, Cựu học viên FPT Arena
Dự án ẩm thực Hà Nội – Tác giả Đào Duy Dương, Cựu học viên FPT Arena

           

Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, mọi chi phí đều phải cắt giảm. Những khoản chi nhìn thấy ngay trước mắt như Nhân công, Truyền thông, Quảng cáo thường được khoanh vùng cắt xén đầu tiên. Theo chị, điều này liệu có giúp ích gì nhiều cho doanh nghiệp?

 

Điều này vô hình chung tạo nên một vòng luẩn quẩn, vì không có quảng cáo, truyền thông, Doanh nghiệp không thể quảng bá hình ảnh, thông điệp, sản phẩm dịch vụ của mình tới công chúng và kết quả cuối cùng là không bán được hàng.

 

Vậy, bằng cách nào, vừa cắt giảm được chi phí, vừa duy trì được sức mạnh truyền thông?

Doanh nghiệp có thể sáng tạo ra nhiều hình thức truyền thông bằng hình ảnh vừa tiết kiệm được chi phí, lại vừa gia tăng tính hiệu quả. VD, thay vì những bài dài trên website, blog hay trong profile, thay cho những bài PR báo chí, nhiều doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trên toàn cầu đã sử dụng Facebook, Pinterest, Twitter để "post" hình ảnh gợi cảm và những thông điệp rất ngắn cho hiệu quả cao.

 

“Tôi bỏ tiền truyền thông, liệu tôi thu được gì?” Bằng kinh nghiệm của chị, chị có thể giải đáp điều này?

 

Sự thay đổi kết quả qua hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp có rất nhiều ví dụ thực tiễn. Trong một sự kiện mới đây, một trong số khách hàng của Thanhs, công ty TNHH Kona (chuyên sản xuất và kinh doanh ga gối đệm Hàn Quốc thương hiệu KORE) sau 1 năm nỗ lực thay đổi hình ảnh truyền thông thương hiệu, bao gồm thiết kế lại website, sáng tạo clip quảng cáo TVC, thiết kế lại hệ thống nhận diện thương hiệu.; đầu tư hình ảnh cho các đại lý và tại showroom... Đã đạt được nhiều thắng lợi: tỷ lệ nhận biết thương hiệu tăng 25% tại các thị trường mới (Kona là doanh nghiệp đã có hơn 10 năm phát triển trên thị trường); tỷ lệ khách hàng trung thành (tỷ lệ mua lặp lại nhiều lần, nhiều năm / tỷ lệ mua hàng khi đối thủ giảm giá...) không tăng  đột biến nhưng tỷ lệ khuyến nghị của nhóm khách hàng này tăng rất cao.

 

Cảm ơn chị đã dành thời gian cho FPT Arena!

 

Sau cuộc gặp với Ths. Đặng Thanh Vân, một vấn đề khác được đặt ra: Ai sẽ là người giúp các chuyên gia PR – Marketing hoàn thành công việc?

 

Chắc chắn không thể thiếu Designer. Cái thời của những bảng biển quảng cáo được làm thủ công,  sơn, vẽ kẻ bằng tay đã qua lâu rồi. Sự phát triển không ngừng nghỉ của thế giới công nghệ buộc chúng ta phải thích ứng, thay đổi cách thức thể hiện. Một thông điệp có hiệu quả khi nó hiển thị dưới dạng hình ảnh tích hợp nhiều yếu tố như kỹ xảo, âm thanh, hiệu ứng...Và designer muốn tồn tại, lẽ dĩ nhiên phải hòa mình cùng dòng chảy công nghệ nhờ Mỹ thuật đa phương tiện (Multimedia).

 

Chân dung Nhà thiết kế Mỹ thuật đa phương tiện (Multimedia)

Chân dung Nhà thiết kế Mỹ thuật đa phương tiện (Multimedia)

 

Nắm bắt được tâm lý, nhu cầu tiếp nhận thông tin trong thời đại mới, FPT Arena đã tiên phong đi đầu trong lĩnh vực đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện (Multimedia). Đây là sự kết hợp giữa một bên là Tập đoàn CNTT FPT và một bên là Arena Multimedia Ấn Độ. Đến nay, sau 9 năm hoạt động, FPT Arena đã đào tạo gần 10,000 học viên theo tiêu chuẩn AMSP – Thước đo chuẩn mực để xác định khả năng của Nhà thiết kế Multimedia.

 

 

Trong đợt tuyển sinh tháng 10, 11,12 năm 2013, học bổng “Hãy nói theo cách của Nhà thiết kế” bao gồm nhiều suất học bổng hấp dẫn đang chờ đón những ai sẵn sàng ghi danh vào sự đóng góp thành công cho những thương hiệu đình đám trong tương lai.

 

Vai trò của Designer sẽ không còn là “kẻ đứng sau màn ảnh”, họ đại diện cho đội quân tiên phong giúp  doanh nghiệp chiến thắng trong sự cạnh tranh không khoan nhượng.

 

T.Anh