1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại Vinatex: Khó bảo toàn vốn Nhà nước

(Dân trí) - Các khoản đầu tư mà tập đoàn còn phải thoái vốn đều là các khoản đầu tư tại các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nên khó tìm được nhà đầu tư quan tâm, nếu nhượng bán sẽ khó bảo toàn được vốn Nhà nước.


Hiện Vinatex đang triển khai thoái vốn tại 12 đơn vị khác với tổng số vốn gốc chưa đánh giá lại trị giá hơn 384 tỷ đồng.

Hiện Vinatex đang triển khai thoái vốn tại 12 đơn vị khác với tổng số vốn gốc chưa đánh giá lại trị giá hơn 384 tỷ đồng.

Trong một báo cáo gửi Bộ Công Thương về tình hình tái cơ cấu, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, giai đoạn 2011-2017, tập đoàn đã hoàn thành thoái vốn tại 26 đơn vị với tổng giá trị thu hồi đạt 1.257,9 tỷ đồng. Hiện tập đoàn đang triển khai thoái vốn tại 12 đơn vị khác với tổng số vốn gốc chưa đánh giá lại trị giá hơn 384 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, tại ngày 11/10/2017, các khoản đầu tư tài chính của tập đoàn được đánh giá theo phương pháp vốn chủ hoặc theo giá thị trường chứng khoán, chênh lệch tăng thêm so với các khoản đầu tư được xác định tại thời điểm cổ phần hoá là 404,23 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Vinatex cho biết, về thực chất, việc xác định giá trị các khoản đầu tư hoàn toàn trên giấy tờ là các báo cáo tài chính mà không có dòng tiền thực. Do đó, công ty mẹ tập đoàn không có dòng tiền phát sinh để nộp ngân sách.

“Nếu bắt buộc phải nộp số tiền nêu trên về ngân sách nhà nước, công ty mẹ bắt buộc phải dùng vốn của chủ sở hữu để mua lại chính các khoản đầu tư hiện có và phải giải trình với các cổ đông bên ngoài”, Vinatex cho biết.

Theo Vinatex, các khoản đầu tư mà tập đoàn còn phải thoái vốn đều là các khoản đầu tư tại các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nên khó tìm được nhà đầu tư quan tâm, nếu nhượng bán sẽ khó bảo toàn được vốn Nhà nước theo quy định, hoặc không có nhà đầu tư đăng ký đấu giá.

Ngoài ra, Vinatex cho biết, hiện tập đoàn đã trở thành công ty cổ phần nên việc thoái vốn tại các đơn vị còn lại đã được Bộ Công Thương phê duyệt phải thực hiện theo Luật chứng khoán và các văn bản liên quan.

"Tuy nhiên, đa phần các khoản đầu tư này không đủ điều kiện để chào bán chứng khoán ra công chúng do có lỗ phát sinh, vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng, không làm báo cáo kiểm toán… Nếu vậy, sẽ không đảm bảo tính công khai minh bạch theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền nếu chào hàng cạnh tranh hoặc bán thoả thuận”, công văn của Vinatex cho biết.

Phương Dung

Thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại Vinatex: Khó bảo toàn vốn Nhà nước - 2

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm