Thị trường hải sản: Cuộc chiến giành lại lợi thế trên sân nhà

Với ưu thế sở hữu đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam, lên tới 3.260km, chưa tính các đảo và quần đảo, đáng lý thị trường hải sản Việt Nam phải thật sôi động và đặc sắc, thay vì nghèo nàn hải sản tự nhiên như hiện nay. Vậy đâu là nguyên do?

Thực trạng hải sản tự nhiên ở Việt Nam: Nghịch lý

Thực trạng hải sản tự nhiên ở Việt Nam: Nghịch lý

Là một đất nước có ba mặt giáp biển, Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam vào khoảng 1.000.000km2 biển Đông, Việt Nam có lợi thế về tài nguyên hải sản.

Quả thực, mỗi vùng biển của Việt Nam đều có ít nhất là một loại hải sản đặc sản nào đó, cho sản lượng và chất lượng vượt trội so với nhiều quốc gia trong khu vực. Như Tôm hùm Bông Nha Trang, Cá Song Đỏ côn Đảo, Cá mặt quỷ, bề bề Phan Thiết, Cua ở Cà Mau, Ghẹ ở Phú Quốc, Tu hài Quảng Ninh….

Và với những đặc điểm này, lẽ ra thị trường hải sản tươi sống nội địa phải thực sự sôi động. Thế nhưng các doanh nghiệp phân phối hải sản tươi sống trong nước chật vật trong việc thu mua con hàng, vào những ngày lễ quốc tế thực khách phải trả giá rất cao so với bình thường cho 1 bữa thưởng thức hải sản tươi ngon.

Vậy thực chất, nguồn hải sản tự nhiên dồi dào đã đi đâu?

Hải sản tự nhiên thường có số lượng và chất lượng đặc trưng theo mùa, hơn nữa lại chịu ảnh hưởng lớn vào mùa bão. Nhưng đây không phải là lí do chính khiến nguồn hải sản tự nhiên trở nên khan hiếm.

Căn nguyên của vấn đề là ở một bộ phận lớn thương buôn Trung Quốc thâu gom hàng và chuyển sang nước họ.

Bài toán đặt ra là tại sao thương buôn Trung Quốc có thể dẫn ưu thế trong một cuộc chiến tại “sân khách” với tận ba đối thủ: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản, các doanh nghiệp phân phối hải sản trong nước và nhóm kinh doanh cá thể.

Lợi thế của thương buôn Trung Quốc?

Lợi thế của thương buôn Trung Quốc đầu tiên là ở cuộc chiến về giá. Ban đầu, khi tiếp cận với ngư dân Việt, họ đưa ra một mức giá hấp dẫn hơn để đánh bật các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, có nguồn lực tài chính mạnh, họ sẵn sàng bao mua nguyên một vùng biển với một lượng lớn hải sản. Vậy là, nhắm trúng tư duy đơn thuần của đại bộ phận ngư dân Việt Nam, ai trả giá cao, mua nhiều, người đó được làm chủ cuộc chơi, nhóm thương buôn này đã dành được miếng bánh thị phần hải sản vô cùng đáng kể. Đáng nói là, cho đến khi gần như nắm chắc “chiếc dây cương” dẫn dắt thị trường hải sản trong tay, các thương buôn Trung Quốc quay ngược trở lại ép giá ngư dân bằng các chiêu trò khác nhau.

Hướng đi của một số doanh nghiệp trẻ

Hướng đi của một số doanh nghiệp trẻ

Nắm được bản chất của vấn đề, gần đây, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị để tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho mình.

Với tư duy: làm cầu nối giữa ngư dân và thực khách, giúp cho bà con ngư dân ổn định khai thác nguồn thực phẩm bổ dưỡng quý hiếm này, đồng thời không ngại rủi ro, các doanh nghiệp này một mặt nỗ lực bao mua toàn bộ hải sản của một vùng biển một cách có hệ thống, với một mức giá thỏa thuận cam kết ổn định để bà con ngư dân yên tâm vào đầu ra. Mặt khác, họ tích cực sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để phát triển thị trường trong nước như cam kết chất lượng “con gì đang bơi chúng tôi mới nấu”, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh và ưu đãi giá tốt.

Đi đầu trong “cuộc chiến” này có thể kể đến Thế Giới Hải Sản với hệ thống cửa hàng tại Hà Nội đã được nhiều thực khách Hà Thành 2 năm nay tin dùng với nhiều chương trình hấp dẫn, thu hút thực khách và mới đây nhất là chương giảm giá trực tiếp 35% tôm hùm bông đãi quý ông trong tháng 6-7 này.

Hướng đi của một số doanh nghiệp trẻ

Như vậy, với mục đích phát triển thị trường trong nước bằng chất lượng và giá hợp lý, các doanh nghiệp trẻ dần dần khẳng định được vai trò của mình trong cuộc cạnh tranh với thương lái nước ngoài.
 
PV
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”