1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam: Từ “trực tiếp” sang “trực tuyến”

Thương mại điện tử từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều quốc gia, bởi những tính ưu việt vượt trội của nó so với các loại hình kinh doanh truyền thống. Thực tế ở nước ta cũng cho thấy, không ít doanh nghiệp kinh doanh TMĐT đã và đang mang lại những kết quả hết sức khả quan.

Do đó, việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh là một xu thế tất yếu của thời đại, và Việt Nam trong quá trình hội nhập cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung đó.

Bên cạnh những đại gia trên thị trường bán lẻ như Metro, BigC với vốn đầu tư vào kho bãi, mặt bằng và cơ sở vật chất cực kỳ lớn, thì một hiển tượng nổi lên những năm gần đây đó chính là việc xuất hiện hàng loạt các website Thương Mại điện tử. Thị trường bán lẻ đã chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt các ông lớn từ nước ngoài cho đến Việt Nam tham gia vào cuộc chiến này. Vậy ưu điểm của Thương Mại điện tử là gì mà khiến cho những doanh nghiệp chuyển hướng “trực tiếp” sang “trực tuyến này”.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà (CEO Lingo.vn), chi phí và hiệu quả là vấn đề ưu tiên hàng đầu cho bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào. Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay khi mà nhu cầu giới thiệu, quảng bá về sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp ngày càng gia tăng và trở nên cấp thiết thì TMĐT là lựa chọn tất yếu để giảm thiểu chi phí và hiệu quả cho doanh nghiệp.

Không giống phân khúc thị trường bán lẻ trực tiếp, tính chất của lĩnh vực kinh doanh trực tuyến là không phải chịu áp lực mở rộng thị trường về mặt địa lý để tiếp cận trực tiếp đến các khách hàng nước ngoài và khách hàng địa phương, do đó, doanh nghiệp có thể cắt giảm được phần lớn chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhân công…

Mặt khác, kinh doanh trực tuyến còn giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Vấn đề của các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam lúc này là làm tốt các vấn đề về xây dựng niềm tin và hình thành thói quen mua sắm online cho khách hàng.

Cũng theo ông Hà, cuộc chơi TMĐT sắp tới sẽ ngày càng hấp dẫn. Sự nhập cuộc của các ông lớn nước ngoài giàu kinh nghiệm về TMĐT vào Việt Nam sẽ làm gia tăng áp lực cho các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hiện tại. Lúc này các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại chỉ có thể buộc phải trở nên chuyên nghiệp hơn.

Theo đánh giá trên tờ Wall Street Journal, việc sử dụng điện thoại thông minh đã gia tăng đáng kể tốc độ phổ cập Internet, các dịch vụ không dây và thay đổi hành vi kinh doanh tại Việt Nam.

Tờ báo này dẫn số liệu thống kê cho thấy với mức tăng trưởng tốc độ phổ cập Internet lên 44%, góp phần thúc đẩy hàng loạt dịch vụ trực tuyến phát triển, đặc biệt là thương mại điện tử trên nền tảng di động.

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam: Từ “trực tiếp” sang “trực tuyến” - 1
Kho bãi cũng là một yếu tố quan trọng trong thương mại điện tử (Nguồn: nhà kho Lingo)

Chia sẻ kinh nghiệm TMĐT về Siêu thị trực tuyến Lingo.vn, ông Hà cho biết: Sự kiên định trong mô hình TMĐT là hết sức cần thiết cho thành công của một doanh nghiệp. Thực tế trên thế giới đã chứng minh không có mô hình nào là chuẩn và hoàn hảo cho TMĐT. Do đó, khi triển khai dự án TMĐT, cần phải quan sát và triển khai sao cho sát với nhu cầu thực tế nhất của khách hàng và doanh nghiệp. Tại Việt Nam, TMĐT tuy còn khá sơ khai và mới bước vào giai đoạn phát triển nhưng vẫn khá đa dạng về các mô hình phát triển.

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam: Từ “trực tiếp” sang “trực tuyến” - 2
Khách hàng tham gia mua sắm và trúng thưởng từ Lingo

“Xây dựng được uy tín, niềm tin đối với khách hàng không bao giờ là câu chuyện giản đơn và dễ dàng, để đạt được kết quả như ngày hôm nay, Lingo đã phải nỗ lực rất nhiều và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong tất cả các khâu từ kinh doanh, marketing đến logistics…trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

M.N