Thêm một khu Thương mại Tài chính Quốc tế tại TP.HCM

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các khu đô thị, nhiều khu trung tâm thương mại và tài chính cũng đua nhau mọc lên. Tuy nhiên, không phải khu đô thị nào cũng đủ tiêu chuẩn và điều kiện để xây dựng được khu trung tâm thương mại tài chính quốc tế.

Thực tế hiện nay tại TP.HCM, những con đường như Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng đang được xem là phố doanh thương chính tấp nập và sầm uất nhất thành phố bởi dọc các con đường này tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động về tài chính, thương mại, dịch vụ và cũng như trụ sở của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi về khoảng cách địa lý do đây là khu vực trung tâm của thành phố thì vẫn có những bất cập mà về lâu về dài khó có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của một khu trung tâm thương mại tài chính hiện đại. Một trong những điểm yếu dễ nhận diện đó là nơi đây luôn xảy ra tình trạng “quá tải” về mật độ xây dựng, dân cư, kẹt xe…

Thêm một khu Thương mại Tài chính Quốc tế tại TP.HCM

Chính vì điều đó mà TP.HCM đã có chủ trương phát triển trung tâm đô thị theo hướng đa tâm ra các quận khác, để “chia lửa” cho trung tâm hiện hữu và cũng là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội tại các khu đô thị mới nói chung.

Khu Thương mại Tài chính Quốc tế rộng 46 ha nằm trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng là một ví dụ. Được quy hoạch tổng thể theo tiêu chuẩn quốc tế và phát triển bền vững, khu Thương mại Tài chính Quốc tế của Phú Mỹ Hưng với đầy đủ các tiện ích, dịch vụ về tài chính, thương mại có thể ví như đòn bẩy cho vùng đất phía nam thành phố.

Sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và tốc độ của Khu Thương mại Tài chính Quốc tế này khắc họa ngày càng rõ nét diện mạo khu đô thị hiện đại, vừa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu về dịch vụ, hàng hóa của khách hàng.

Thêm một khu Thương mại Tài chính Quốc tế tại TP.HCM

Hiện tại, nơi đây đã có hơn 20 cao ốc của hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, xây dựng trụ sở làm việc, giao dịch như: Vietcombank, Eximbank, Vinamilk, HSBC, Unilever, Manulife, Parkson, Porsche, BMW, Toyota, Mercedes, tập đoàn khách sạn quốc tế IBIS…
 
Tại đây còn có trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn - SECC được đưa vào khai thác năm 2008 đã góp phần đưa loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện… phát triển tương xứng với sự năng động của TP.HCM.
Thêm một khu Thương mại Tài chính Quốc tế tại TP.HCM
Khu Hồ Bán Nguyệt - The Crescent tại Phú Mỹ Hưng.
 
Ngoài ra, phát triển nhà ở cũng là một điểm nhấn quan trọng tạo nên sự toàn diện và hoàn chỉnh chức năng của khu này. Đi theo định hướng này, vào đầu tháng 8 tới, dự án nhà ở đầu tiên trong Khu Thương mại Tài chính Quốc tế của Phú Mỹ Hưng – Star Hill sẽ được sẽ được chào bán ra thị trường. Chủ đầu tư, công ty Phú Mỹ Hưng cho biết, khách hàng sẽ được sử dụng đất ở lâu dài và sở hữu nhà vĩnh viễn khi mua nhà tại Star Hill.
Thêm một khu Thương mại Tài chính Quốc tế tại TP.HCM
Khu nhà ở Star Hill
 
Với nền tảng vững chắc từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội phát triển đồng bộ, uy tín thương hiệu…của Phú Mỹ Hưng và sự phát triển mạnh mẽ của Khu Thương mại Tài chính Quốc tế, trong tương lai gần, diện mạo và tầm vóc của khu này có thể sánh tầm với các trung tâm thương mại hiện hữu trong nước và quốc tế. Đặc biệt, khu này liền kề khu Crescent của Phú Mỹ Hưng với các điểm nhấn như Cầu Ánh Sao, trung tâm thương mại Crescent Mall, … sẽ tạo nên chuỗi liên kết giữa chức năng nhà ở, tài chính thương mại, dịch vụ giải trí và môi trường sinh thái khá hoàn chỉnh.
 
Nam Phương