1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Thay đổi tư duy trong kinh doanh bán lẻ và dấu ấn của người dẫn đầu

Kinh doanh bán lẻ điện thoại - điện máy vẫn đang là mảnh đất màu mỡ với sự tăng trưởng mạnh mẽ được chứng minh từ những con số doanh thu ấn tượng của các thương hiệu bán lẻ, đi cùng đó là sự thay đổi rõ rệt trong tư duy bán hàng.

Thay đổi tư duy trong kinh doanh bán lẻ và dấu ấn của người dẫn đầu - 1

Gần đây, khi bước chân vào bất kì cửa hàng bán lẻ nào, bạn sẽ luôn nhận được những cái cúi chào đầy thiện ý với nụ cười và thái độ niềm nở của nhân viên bán hàng. Nhìn bề ngoài, ít ai có thể nghĩ rằng, một thay đổi nhỏ như vậy lại khởi nguồn từ một sự thay đổi lớn mang tính đột phá về tư duy bán hàng, đó là tư duy phục vụ.

Bán lẻ nghĩa là bán đi sự hài lòng và khách hàng chính là đối tượng quan trọng nhất đối với một nhà bán lẻ. Thế nhưng công bằng mà nói, đã có một thời các nhà bán lẻ chỉ chăm chăm chạy theo lợi nhuận, cố gắng đẩy đi thứ hàng hóa mà mình muốn có lợi nhuận cao mà quên đi rằng khách hàng cần mua một sản phẩm phù hợp với nhu cầu và túi tiền của họ. Thực chất, nếu lựa chọn việc không đặt khách hàng làm trọng tâm, mục tiêu về lợi nhuận vẫn có thể thực hiện được nhưng sự đột phá là không có. Tư duy cố gắng khai thác triệt để túi tiền của khách hàng nhằm bán được càng nhiều hàng càng tốt sẽ khiến cho khách hàng chỉ tìm cách “trốn chạy” mà thôi.

Sự chuyển đổi trong tư duy bán hàng của các nhà bán lẻ được xem là dấu ấn quan trọng, từ tư duy bán hàng lấy mục tiêu kinh doanh làm trọng tâm, chuyển sang tư duy bán hàng lấy khách hàng làm trọng tâm. Và sự chuyển đổi mang tính đột phá này đã mang lại cho các nhà bán lẻ những kết quả khả quan.

Thế Giới Di Động, với tư cách là người “khởi xướng” xu hướng chuyển đổi này đã chứng minh được hiệu quả mà nó mang lại bằng những con số thiết thực. Chỉ trong năm 2016, doanh thu Thế Giới Di Động đạt được 44.613 tỷ, bằng 131% so với kế hoạch đề ra. Trên nền tảng đó, hãng tiếp tục đặt ra mục tiêu kỷ lục doanh thu mới: 63.280 tỷ, tương đương 2,8 tỷ USD trong năm 2017. Với doanh thu trên Thế Giới Di Động rất nhanh chóng lọt vào top những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất và là một doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu xét về quy mô doanh thu.

Thay đổi tư duy trong kinh doanh bán lẻ và dấu ấn của người dẫn đầu - 2

Không thể phủ nhận, Thế Giới Di Động đã cuốn cả thị trường đi theo và vì thế, những cái cúi đầu mở cửa chào đón, những thái độ niềm nở chủ động dắt xe khi khách vừa mới dựng xe tại cửa, tăng thời gian dùng thử sản phẩm, khách được quyền đổi trả lại sản phẩm trong thời gian hợp lý và với chi phí hợp lý… được các nhà bán lẻ áp dụng phổ biến hơn.

Chính vì tư duy “đặt khách hàng làm trọng tâm” trong mọi suy nghĩ và hành động của mình, mà Thế Giới Di Động-với tư cách là người đi đầu đã đạt được những đột phá, vượt qua những giới hạn tưởng chừng không thể. Việc mở rộng phạm vi bán lẻ sang các lĩnh vực khác ngoài điện thoại, điện máy như lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ online hay thậm chí lấn sân sang thị trường nước ngoài chắc chắn cũng không thể rời xa triết lý này. Mục tiêu của Thế Giới Di Động là mang dịch vụ bán lẻ hiện đại và chuyên nghiệp đến với ngày càng nhiều người tiêu dùng hơn.

Bằng việc chọn cách đi như vậy, theo tính toán của các nhà lãnh đạo công ty, họ chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu 63.000 tỷ trong năm 2017, thậm chí tới năm 2020 Thế Giới Di Động không những có thể chiếm lĩnh được cả thị trường bán lẻ điện thoại, điện máy với thị phần khoảng 40 - 50% mà còn có thể có chỗ đứng vững vàng ở thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng. Ngay cả khi đạt mức thị phần khiêm tốn 10% ở thị trường mà Bách hóa Xanh nhắm tới thì công ty cũng đã có thể đạt được doanh thu 10 tỷ USD. Tính toán này chưa bao gồm khoản doanh thu đến từ mảng thương mại điện tử của Vuivui.com và doanh thu từ thị trường nước ngoài.

Thay đổi tư duy trong kinh doanh bán lẻ và dấu ấn của người dẫn đầu - 3

Sự thành công “đột phá” của Thế Giới Di Động là minh chứng rõ nét trong việc thay đổi tư duy phù hợp với thị trường. Khi kinh doanh dựa trên dịch vụ, đòi hỏi các nhà bán lẻ phải xây dựng cho mình văn hóa dịch vụ lấy khách hàng là trọng tâm, sự chuyển đổi tư duy mang tính tích cực sẽ nền tảng quan trọng cho sự thành công với các nhà bán lẻ.