Thái, Nhật, Hàn "đánh chiếm" ngành bán lẻ VN: Trào lưu hay cơn khát?

(Dân trí) - Không chỉ chứng kiến sự đổ bộ các siêu thị tiêu dùng lớn có yếu tố vốn ngoại, hiện nay nhiều dãy phố của Việt Nam xuất hiện nhiều cửa hàng tiện ích mang tên: Thái Lan, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Bị thanh tra, cơ sở nhập sản phẩm chứa dầu ăn bẩn “cố thủ”
* Dầu bẩn Đài Loan: Lộ danh sách những thương hiệu có tại Việt Nam
* Quản vốn nhà nước: Bao giờ có cơ quan độc lập?
* Bão số 3 cách bờ biển Hải Phòng - Quảng Ninh khoảng 570 km

Đây là xu hướng sính ngoại trong tiêu dùng nhưng cũng cho ta thấy cơn khát của người Việt về: chất lượng hàng hóa cũng như sự “an toàn đích thực” của thực phẩm sạch.

“Ra ngõ gặp…” cửa hàng ngoại

Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Tư, người vốn sinh sống tại Hà Nội và có thời gian công tác tại TP HCM, sau hơn 3 tháng sống tại đây, anh thực sự ngỡ ngàng với sự nở rộ của các cửa hàng Thái, Hàn và Nhật Bản tại đây: Có sự đan xen giữa hàng quán xuất xứ từ các nước và hàng quán bán đồ Việt Nam, đây không chỉ là hiện tượng bình thường mà là xu hướng tiêu dùng của người dân đang ngày càng đa dạng và phong phú.

Xi
Xiên Que - Một cửa hàng ẩm thực Nhật tại TP HCM

Trong khi nhiều cửa hàng bán lẻ của Việt nam đìu hiu khách thì số lượng các cửa hàng, siêu thị và quán thực phẩm nước ngoài đanng đắt như tôm tươi. Theo anh Tư, giá cả của các thực phẩm này không hề rẻ, đắt hơn 1/3 thậm chí hơn 50% so với hàng Việt.

Tại Hà Nội, các con phố như Nguyễn Lương Bằng, Lê Duẩn, Cầu Giấy, Kim Mã, Phố Huế cũng nhộn nhịp các cửa hàng đồ Thái, đồ Nhật. Khác với cách xâm nhập thị trường Việt của người Thái – chuyên cung cấp các mặt hàng tiêu dùng, làm đẹp, thực phẩm khô. Người Nhật có cách thức: đưa hàng hóa cùng văn hóa Nhật vào Việt Nam. Minh chứng rõ nét nhất chính là thực phẩm, đồ ăn Nhật Bản đang rất được ưa thích, thậm chí “hớp hồn” 1 bộ phận giới trẻ.

Các thực phẩm và đồ ăn có sự xuất hiện của Nhật Bản ngày càng nhiều như: mù tạt, mì ống, rong biển, kem, bánh kẹo, lẩu osechi, sushi, sashimi, bufet lẩu syabu syabu… Đáng sợ hơn, các cửa hàng ẩm thực của Nhật đang rất tích cực xâm nhập vào các kênh quảng bá rất tốt cho các cửa hàng thực phẩm như: Mua chung, Nhóm mua… Đây rõ ràng là cách thức xâm nhập rất bài bản, đánh vào thị hiếu của giới trẻ - những người tiêu dùng tiềm năng của tương lai. Theo nhận định của phóng viên, nếu những thập kỷ trước, hàng Thái, Nhật hiện diện ở Việt Nam chủ yếu cửa hàng điện tử, hàng thiết bị nội trợ thì nay hàng Nhật có sự đa dạng hơn rất nhiều.

Trước kia, các cửa hàng tiện ích, bách hóa tổng hợp xuất hiện ở nhiều đô thị mới nhằm phục vụ 1 lượng người nước ngoài tại Việt Nam, thì nay chúng đã lan sang cả các tuyến phố, trở thành 1 cơ hội kinh doanh cho nhiều người. Các cửa hàng thu hút rất đông thực khách Nhật, Hàn hiện đang sinh sống tại Việt Nam, đồng thời cũng đón nhận rất nhiều khách hàng trẻ là người Việt Nam, vì tò mò về ẩm thực. Theo chủ cửa hàng cơm cuốn rong biển và đồ ăn Sushi người Nhật tại Trung Hòa – Nhân Chính (Thanh Xuân), chúng tôi có thể cung cấp đơn hàng và tất cả các mặt hàng cho người Việt Nam, chỉ cần họ có thể mở cửa hàng và nhận làm đại lý cho chúng tôi.

Trào lưu hay cơn khát?

Cũng thật xác đáng nếu đánh giá đúng việc các nhà kinh doanh đến từ Thái Lan và Nhật Bản hiểu và đánh trúng tâm lý sính ngoại và chuộng chất lượng của người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng cũng phải xem đây là sự cảnh tỉnh đối với hàng Việt Nam, bởi chúng ta chưa xây dựng được chuỗi cửa hàng Việt nào mang tầm vóc thương hiệu đất nước nào tại nước ngoài, ngoại trừ Phở 24h ở trời Âu.

Một cửa hàng đồng giá Nhật Bản tại Việt Nam tại Hà Nội bán đồng giá.
Một cửa hàng đồng giá Nhật Bản tại Việt Nam tại Hà Nội bán đồng giá.

Trào lưu sính hàng ngoại được xem là 1 trong những nguyên nhân, nhưng “cơn khát” của người tiêu dùng Việt về chất lượng, tính đa dạng chủng loại vẫn được xem là 1 trong những nguyên nhân chính khiến sự nở rộ của các hình thức cửa hàng ngoại thời gian gần đây. Ngoài sự xuất hiện hàng loạt siêu thị, đại siêu thị hàng ngoại ở Việt Nam, thì thương nhân nước ngoài đang khai thác tốt yếu tố này. Sự “cộng tác” tốt với người Việt để xây dựng các cửa hàng bán lẻ không chỉ là hình thức kinh doanh thông thường mà cho thấy đây là lĩnh vực mà người nước ngoài đang cao tay hơn người Việt.

Mới đây, các DN Nhật cho biết họ có kế hoạch xâm nhập thị trường Việt Nam sâu hơn nữa, đặc biệt là các kênh phân phối thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn Nhật tại Việt Nam. Vừa qua, đại siêu thị AEON Nhật đã có kế hoạch mở hàng chục siêu thị tại Việt Nam. Bước đi của ông lớn bán lẻ Nhật  được đánh giá sẽ kéo theo sự đổ bộ của nhiều hãng bán lẻ, thương nhân bán lẻ Nhật vào Việt Nam.

Theo Hiệp hội phát triển Hàng tiêu dùng  Việt Nam (VACOD) sức mua của người Việt Nam tại các cửa hàng tiện ích, bách hóa, tạp hóa và các chợ đang chiếm đa số, khoảng hơn 80% so với việc tiêu dùng tại siêu thị, trung tâm thương mại. Thói quen mua nhỏ, bán nhỏ, tiện lợi và nhanh gọn đang được coi là hình thức thương mại là chủ yếu của người Việt. Tuy việc mở cửa hàng bán lẻ - thực phẩm, siêu thị mi ni ngoại là hiện tượng bình thường khi Việt Nam ngày càng hội nhập trên các mặt của đời sống, nhưng nếu cứ để các thương hiệu ngoại lấn sân trong từng ngõ ngách của chuỗi bán lẻ, hàng Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh ghê gớm và nguy cơ đuối sức trong cuộc ganh đua toàn diện là rất lớn.

Tuy nhiên, hiện có nhiều thông tin các cửa hàng bán đồ Thái, Nhật không có hóa đơn, chứng từ nguồn gốc xuất xứ. Hàng hóa tại nhiều cửa hàng này phần lớn xách tay nên không thể biết có chuẩn chất lượng hay không. Thông thường thời điểm này, các mặt hàng có xuất xứ từ Thái Lan đắt hơn so với hàng sản xuất trong nước vì vẫn phải chịu thuế xuất khẩu, nhưng hiện giá bán của các loại mặt hàng này đã tương đương hàng sản xuất trong nước hoặc liên doanh.

Không chỉ có cái siêu thị ngoại tầm cỡ đang thực hiện những cuộc xâm lấn lớn vào thị trường Việt mà các cửa hàng tiêu dùng, thực phẩm có yếu tố ngoại đã đang và sẽ lên kế hoạch xâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam. Sự giao lưu không chỉ diễn ra ở khía cạnh văn hóa, mà còn hiện diện trong đời sống tiêu dùng. Đây vừa là tín hiệu vui cho thị trường nhưng cũng thêm 1 nỗi lo cho hàng Việt Nam trước áp lực phải cạnh tranh toàn diện với hàng ngoại ngày càng hiện diện rõ.

Nguyễn Tuyền
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”