1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tất tay sang nhượng trường vì lỗ, "khóc thét" mua hàng chợ online

An Chi

(Dân trí) - Bỏ tiền đầu tư trường mầm non hết hơn 2 tỷ đồng, hoạt động được một năm, giờ sang nhượng 980 triệu đồng. Trong đời sống tiêu dùng, nhiều người chọn mua hàng trên mạng nhưng kết quả rất... đắng!

Nhiều trường mầm non phải rao bán

Trước sức ép về tài chính, nhiều chủ trường mầm non buộc phải sang nhượng hoặc sang nhượng cổ phần giữa mùa dịch Covid-19.

Giữa tháng 7, chị Đ.B.G., chủ một trường mầm non ở Hoàng Quốc Việt (Hà Nội), phải ra một quyết định khó khăn là sang nhượng lại trường tư thục với giá khởi điểm 980 triệu đồng. Trường gồm có 5 tầng với tổng diện tích hơn 2.000 m2, có 60-70 học sinh từ 1-5 tuổi. Mức học phí cho mỗi cháu từ 3-3,5 triệu đồng/tháng.

"Tính tới thời điểm hiện tại, tôi đã bỏ vào trường hơn 2 tỷ đồng, giờ sang nhượng 980 triệu đồng là quá lỗ, trường bắt đầu hoạt động từ năm 2020, cơ sở vật chất vẫn còn mới toanh" - chị kể.

Theo chị B.G., trải qua 4 lần dịch Covid-19, chị không còn sức chống đỡ nữa, cực chẳng đã mới phải rao bán trường. Vì mỗi tháng, chị vẫn phải đều đặn trả lãi từ 50-60 triệu đồng cho ngân hàng. Trong khi đó, trường thì đóng cửa liên miên, không còn bất cứ nguồn thu nào.

Tất tay sang nhượng trường vì lỗ, khóc thét mua hàng chợ online - 1

Điêu đứng vì dịch Covid-19, nhiều chủ trường mầm non phải rao bán trường.

Còn chị N.M.H. (ở Cầu Giấy, Hà Nội) kể, nhà chị có 2 trường mầm non tư thục, mỗi cơ sở tiếp nhận khoảng 60 bé. Trong thời gian sắp tới, chị dự định sẽ sang nhượng lại một cơ sở do không chịu nổi "nhiệt".

"Từ tháng 3/2020 đến nay, nhà tôi mất trắng 700-800 triệu đồng/cơ sở. Vì trường đóng cửa, không có học sinh nên đồng nghĩa không có nguồn thu. Trong khi phí thuê mặt bằng hàng tháng vẫn phải trả đều đặn. Do đó, tôi và ông xã quyết định sẽ chuyển nhượng lại một cơ sở để giảm áp lực về tài chính" - chị cho hay.

Từ ngày trường đóng cửa, chị H. cũng như bao giáo viên khác là làm đủ các công việc để xoay sở từ bán đồ ăn, bán quần áo cho đến buôn hoa tươi. Mỗi tháng, số tiền lãi anh chị thu được cũng chỉ đủ trả tiền thuê mặt bằng của một cơ sở.

Giá cước tăng gấp 3-4 lần

Theo khảo sát, mức tăng trên chỉ là cục bộ đối với một số nhà xe tại các tỉnh có tuyến vận chuyển hàng hóa chưa phát triển.

Các nhà xe cho rằng, nguyên nhân giá cước chuyển hàng tăng là do thời gian vận chuyển hàng bằng xe tải có tuyến tăng gấp đôi so với trước, cộng thêm các loại chi phí để đáp ứng điều kiện qua trạm kiểm soát.

Việc này ảnh hưởng phần nào đến việc chuyển hàng, giao thương của người dân, thương lái, đặc biệt với dạng hàng hóa là nông sản, thực phẩm tươi với kích thước lớn cần vận chuyển nhanh.

Tất tay sang nhượng trường vì lỗ, khóc thét mua hàng chợ online - 2

Giá cước chuyển hàng từ các tỉnh về TP Hồ Chí Minh hiện có nơi ghi nhận tăng gấp 3 - 4 lần so với trước dịch.

Trong khi đó, các doanh nghiệp vận chuyển lớn chuyên các loại hàng bưu phẩm, hàng đóng thùng như Viettel Post, giao hàng nhanh khẳng định không tăng giá.

Viettel Post cho biết trong 2 tuần trở lại đây, tổng sản lượng hàng gửi về TPHCM qua đơn vị giảm khoảng 10%, một phần do nhiều doanh nghiệp, cửa hàng phải đóng cửa do không phải lĩnh vực được mở kinh doanh trong giai đoạn này.

"Khóc thét" khi mua thực phẩm online mùa dịch

Nhiều người tiêu dùng dở khóc dở cười khi mua thực phẩm trên mạng nhưng hàng về đến tay lại không giống như quảng cáo, thậm chí là gây thất vọng hoàn toàn.

Chị Nguyễn Minh Thúy (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, nhà chị rất thích ăn gà mái ta nên chị đã lên chợ mạng tìm mua. Chị đặt 2 con gà mái ta, thịt sẵn nhưng khi hàng về tay, mở ra lại là gà đông lạnh.

"Mấy hôm trước, tôi có lên mạng tìm mua gà mái ta về ăn. Do cung đường từ Hà Đông đến Đồng Mai khá xa nên tôi đặt luôn 2 con cho bõ tiền vận chuyển. Tôi dặn đi dặn lại chủ quán là mua gà có trứng nhưng khi giao đến lại là gà đông lạnh", chị kể.

Tất tay sang nhượng trường vì lỗ, khóc thét mua hàng chợ online - 3

Chị Nguyễn Minh Thúy (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, chị đặt mua 2 con gà mái ta thịt sẵn nhưng về mở ra là gà đông lạnh (Ảnh minh họa).

Tương tự, chị Trần Thu (ở Ba Đình, Hà Nội) cho hay, chị lên mạng đặt 3 kg măng cụt giao tới tại nhà. Tuy nhiên, khi nhận được hàng thì đó là cái kết bất ngờ.

"Tôi mua 3 kg măng cụt với giá là 40.000 đồng/kg. Tôi đã thanh toán đầy đủ tiền hàng và phí vận chuyển. Hôm đó, tôi không ở nhà, ông xã ra lấy hàng nên không để ý. Khi về tôi thấy túi nhẹ bèn đặt lên cân thì thấy được 2,2 kg" - chị nói.

Một số người tiêu dùng khác còn chia sẻ câu chuyện đặt mua rau tươi trên mạng với quảng cáo khác xa thực tế. Hàng về tay "thượng đế" chẳng những không tươi mà còn héo, hỏng, úa phải vứt đi tới 50-60%.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm