Tập đoàn CEO kiến tạo những điều kỳ diệu cho du lịch Việt Nam
(Dân trí) - 8 năm trước, Phú Quốc mới chỉ là viên ngọc thô khi mỗi ngày có vỏn vẹn 2-3 chuyến bay cất - hạ cánh. Chỉ có vài khách sạn 4 sao luôn kín phòng, đường sá đi lại khó khăn, bụi mịt mù, du khách đến đây ngoài biển xanh, cát trắng, nhanh chóng bị sự buồn chán bủa vây.
Nguyên nhân khiến du lịch Phú Quốc như “người đẹp ngủ trong rừng” ở thời điểm đó nằm ở sự thiếu thốn trầm trọng của hệ thống lưu trú. Phần lớn các cơ sở lưu trú ở đây là các nhà nghỉ nhỏ, khách sạn 3 - 4 sao là của hiếm và đương nhiên khách sạn 5 sao tuyệt nhiên vắng bóng. Dù được mệnh danh là “hòn ngọc châu Á”, song năm 2013, Phú Quốc chỉ thu hút vỏn vẹn 622.479 lượt khách, trong đó chiếm tới 80% là khách nội địa.
Ðánh thức tiềm năng Ðảo Ngọc
Từ một điểm du lịch biển nghèo nàn về dịch vụ, thiếu thốn cơ sở lưu trú và hạ tầng giao thông, Phú Quốc đã “lội ngược dòng ngoạn mục” để vươn lên ngôi vị mới trên bản đồ du lịch.
Giờ đây, Đảo Ngọc đã trở thành điểm đến của Du lịch Việt Nam, với vài chục chuyến bay trong ngoài nước mỗi ngày, cảng quốc tế có thể đón tàu lớn 5.000-6.000 du khách. Khu nghỉ dưỡng, khách sạn mọc khắp nơi, hội tụ đủ mặt anh tài thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. 6 tháng đầu năm nay, Phú Quốc đón gần 2,3 triệu lượt khách (tăng 35,9% so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế đạt 392.019 (tăng 35,5% so với cùng kỳ).
Đóng góp cho sự thay da đổi thịt chóng mặt đó là những nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng uy tín, trong đó nổi bật là Tập đoàn CEO. Kể từ khi đặt chân tới Phú Quốc vào đầu năm 2010 đến nay, Tập đoàn CEO đã đổ hàng nghìn tỷ đồng triển khai hạ tầng kỹ thuật và các dự án tại Đảo Ngọc.
Nắm trong tay Khu tổ hợp du lịch Sonasea Villas & Resort tại Phú Quốc, Tập đoàn CEO chính là đầu tàu kéo khu vực trung tâm Đảo Ngọc phát triển, góp phần khai thác tiềm năng bất động sản và du lịch Phú Quốc.
Novotel Phu Quoc Resort với quy mô 400 phòng và Novotel Villas có quy mô 96 biệt thự, cung cấp 314 phòng đẳng cấp 5 sao đã đi vào vận hành đón khách, trở thành lựa chọn nghỉ dưỡng yêu thích hàng đầu Đảo Ngọc.
Sự hiện hữu của các công trình trên với vẻ đẹp tinh tế về kiến trúc và sự hoàn hảo về dịch vụ như một thỏi nam châm thu hút du khách hạng sang đổ về Phú Quốc trải nghiệm và nghỉ dưỡng.
Đầu năm 2019, dự án Best Western Premier Sonasea Phu Quoc với quy mô 549 căn hộ khách sạn và 16 biệt thự biển 5 sao đã chính thức khai trương, tiếp tục khẳng định vị thế nhà phát triển dự án nghỉ dưỡng hàng đầu của Tập đoàn CEO.
Diện mạo xinh đẹp của Phú Quốc bây giờ không chỉ thu hút thêm mà còn thay đổi thị phần khách đến với đảo Ngọc. Số lượng khách quốc tế, đặc biệt là những thị trường khách cao cấp tới Phú Quốc ngày càng tăng. Năm 2018, Phú Quốc đón 543.424 lượt khách quốc tế, tăng 70,5% so với cùng kỳ. Bước sang năm 2019, chỉ trong 6 tháng đầu năm khách quốc tế đạt 392.019 lượt.
Sau khi có những chuyến bay thuê trọn (charter flight) hàng ngày hạ cánh tại sân bay, đưa một lượng lớn khách Nga đến nghỉ dưỡng ở hòn đảo quanh năm nắng ấm này, du lịch Phú Quốc càng thêm “cất cánh”. Trung bình, mỗi tháng Phú Quốc sẽ đón thêm 6.000 khách Nga đến theo các chuyến bay thuê trọn. Du lịch Phú Quốc đứng trước cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Từ một điểm đến ít người biết, Phú Quốc đã trở thành cái tên để những du khách hạng sang tìm đến. Cú lội ngược dòng ngoạn mục ấy của du lịch Phú Quốc, hẳn mang trong đó những tâm huyết không nhỏ của những nhà đầu tư có tầm như Tập đoàn CEO.
Khát vọng của ông chủ Tập đoàn CEO
Có một điểm chung ở các dự án nghỉ dưỡng mà Tập đoàn CEO triển khai, đó là đi cùng các đối tác hàng đầu thế giới như Accor, Best Western… Luôn đau đáu với câu hỏi: du lịch Việt Nam làm gì để khai thác được tiềm năng, ông Đoàn Văn Bình, Chủ tịch Tập đoàn CEO cho biết: “Các sản phẩm nghỉ dưỡng mà Tập đoàn CEO mang đến cho thị trường không chỉ giải tỏa nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho du khách trong và ngoài nước mà còn nâng tầm chất lượng du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam vào thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, những sản phẩm đầu tư của CEO mang giá trị sinh lời cao, với cam kết tối đa dành cho các nhà đầu tư thứ cấp, mở ra một thời kỳ mới cho nghỉ dưỡng tại Việt Nam”.
Triết lý đi xa, phát triển bền vững và đồng lợi với các bên liên quan đã tạo dựng thương hiệu Tập đoàn CEO uy tín trên thị trường. Bởi vậy, giới đầu tư đang nóng lòng chờ đón dự án tiếp theo của Tập đoàn tại Vân Đồn – Quảng Ninh.
Với quy mô 358.5ha tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, Sonasea Vân Đồn Harbor City là dự án khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng quy mô, phát triển đồng bộ các sản phẩm lưu trú – vui chơi – giải trí theo mô hình “All in One”, mọi trải nghiệm trong một điểm đến giải trí đẳng cấp.
Theo kế hoạch, trong năm 2019, Tập đoàn CEO sẽ ra mắt thị trường 192 căn shoptel thuộc phân khu Singapore Shoptel. Tuyến phố du lịch này dự kiến sẽ không chỉ là điểm đến mua sắm sầm uất mà còn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị với sự xuất hiện của những quán cà phê view vịnh Bái Tử Long hay các nhà hàng sang trọng, các hoạt động giải trí thú vị diễn ra trên khu phố đi bộ…. Đồng thời, nhanh chóng hoàn thiện hợp phần Sonasea Vân Đồn Complex, tạo nền tảng dịch vụ cho du lịch Vân Đồn bứt phá. Đây là khu nghỉ dưỡng quy mô hơn 1000 phòng đầu tiên trên thế giới được vận hành bởi Tập đoàn quản lý khách sạn danh tiếng Accor dưới mô hình “3 thương hiệu 1 điểm đến đẳng cấp 5 sao”, bao gồm Pullman, Novotel Suites và Ibis Style.
Còn nhiều vùng đất hoang sơ khác đang chờ bàn tay, khối óc của người Tập đoàn CEO đến chinh phục để biến thành những công trình đẹp, điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Trong chiến lược hướng đến doanh nghiệp có quy mô tỷ USD, Tập đoàn CEO đặt mục tiêu 5 năm tới sẽ cung ứng 1 triệu m2 sàn xây dựng (3500 sản phẩm), cung cấp ra thị trường 3.000 - 5.000 phòng nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn 5 sao hợp tác quản lý cùng các thương hiệu hàng đầu thế giới và làm tổng thầu xây dựng cho tất cả các dự án do Tập đoàn đầu tư.
Nuôi giấc mơ phát triển Sonasea trở thành thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng ông Đoàn Văn Bình thường không kể về Tập đoàn CEO hay những dự án mà doanh nghiệp đã in dấu chân mà luôn trăn trở cần làm gì để du lịch Việt Nam cất cánh.
Hiện nay, Chính phủ đang đặt ba ngành là nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin là các ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng nếu so sánh thực trạng, khả năng cạnh tranh quốc tế, tiềm năng phát triển trong thế giới phẳng thì du lịch là lĩnh vực khả thi nhất, hiệu quả nhất, tiềm năng lâu dài mà người dân và doanh nghiệp Việt có thể làm chủ cuộc chơi để đủ sức cạnh tranh với các nước mạnh về ngành công nghiệp không khói hàng đầu ASEAN, châu Á và thế giới.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hoá, lịch sử và con người, Việt Nam hoàn toàn có thể sớm hướng đến mốc 35 triệu lượt khách quốc tế của Thái Lan hiện nay nếu có những giải pháp đột phá cho ngành kinh tế chiến lược cất cánh, đóng góp 10% GDP cho đất nước, tạo nhiều công ăn việc làm vì robot không thể thay thế nụ cười và trái tim trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Để du lịch có thể tăng tốc phát triển nhanh hơn và có thể trở thành một cường quốc du lịch, theo ông Đoàn Văn Bình, Nhà nước cần tháo gỡ bốn nút thắt quan trọng đang cản trở sự phát triển của du lịch Việt Nam:
Thứ nhất, hoàn thiện hạ tầng được coi là một trong ba đột phá chiến lược của đất nước, trong đó đặc biệt chú trọng hệ thống sân bay, bến cảng, phát triển hệ thống đường bộ, cao tốc Bắc - Nam, đường sắt…
Biện pháp thứ hai mang tính đột phá là sớm miễn thị thực cho du khách nước ngoài tới Việt Nam nhằm giúp du khách tiết kiệm được thời gian, chi phí, thông qua đó nâng cao sức thu hút của du lịch Việt Nam.
Thứ ba là nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực. Tinh thần của Bộ Chính trị và Chính phủ xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn cần được quán triệt tới các bộ, ngành, các địa phương nhằm tạo hành lang và chính sách phát triển thông thoáng, kết nối các địa phương nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, nâng cao nhận thức của người dân để mỗi người dân là một đại sứ du lịch, từ đó nâng cao thương hiệu và sức hút của du lịch Việt Nam.
Thứ tư là kết hợp nguồn lực nhà nước và huy động vốn toàn xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Các quốc gia dẫn đầu về đón khách du lịch quốc tế như Thái Lan, Singapore và Malaysia đều đầu tư lớn vào quảng bá trên thị trường quốc tế. Nhà nước chỉ cần bỏ ra 1-2% tổng doanh thu du lịch dành cho xúc tiến, quảng bá thì sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong khi đó, khối doanh nghiệp cũng có thể đồng hành thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế và bắt tay với các thương hiệu quản lý khách sạn, các hãng lữ hành danh tiếng trên thế giới.
Nếu có hạ tầng tốt, miễn thị thực du lịch, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu và đẩy mạnh quảng bá, phần còn lại như phát triển sản phẩm du lịch, tạo điểm đến và xây dựng cơ sở lưu trú là do người dân và doanh nghiệp làm, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc du lịch của thế giới, đóng góp cho GDP hàng trăm tỷ USD trong tương lai.
Trong câu chuyện đầy cảm hứng về những doanh nghiệp tham gia kiến tạo những điều kỳ diệu cho ngành công nghiệp không khói tăng trưởng 2 con số như Tập đoàn CEO, chắc chắn rằng họ sẽ viết tiếp giấc mơ tăng trưởng bền vững và xây thương hiệu trường tồn trên hành trình đầy thách thức nhưng cũng rất vinh quang của mình.
Ngành du lịch thu hút gia tăng đầu tư vào sân bay, máy bay, đường sắt, cảng biển, khách sạn và những điểm thu hút du lịch, đặc biệt đối với những thành phố lớn, những di sản thiên nhiên và văn hóa quốc gia và những nơi có phong cảnh đẹp. Để phát triển du lịch bền vững, rất cần cái tâm và tầm của những nhà phát triển dự án theo đuổi chiến lược đường dài, luôn quan tâm đến cảnh quan, môi trường với tầm nhìn dài hạn.
- Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO)