1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá, rượu, bia: “Không vì buôn lậu mà chùn tay”

(Dân trí) - Tại phiên họp của UBTV Quốc Hội về NSNN sáng nay, Phó Chủ tịch Quốc Hội Tòng Thị Phóng cho rằng: không vì buôn lậu mà không tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Đây là hai việc hoàn toàn khác nhau. Buôn lậu là trách nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Vẻ đẹp mê hoặc của khách sạn “núi lửa”
* Bảo Tín Minh Châu bị “tố” bán vàng giả cho khách hàng
* Vì sao bệnh viện 40 triệu USD bỏ hoang?
* Việt Nam sắp vào sân chơi với các "đại gia"
* Không chịu trả nhà ở công vụ, sẽ cưỡng chế
* “Mỹ có thể bán máy bay do thám P-3 cho Việt Nam”
* Lương ‘khủng’ lãnh đạo tập đoàn: Mới chỉ phần nổi

Sáng nay Ủy ban Ngân sách (UBNS) Quốc Hội đã họp tại tổ về Luật Ngân sách Nhà nước, nhiều ý kiến đồng tình với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc  lá, rượu bia trong thời  gian sắp tới theo lộ trình. Tuy nhiên có nhiều ý kiến xung quanh đến lo ngại buôn lậu gia tăng và có nên áp dụng tăng sốc đối với mặt hàng này hay không?

“Nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia và thuốc lá cao, chắc chắn buôn lậu sẽ gia tăng và ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất và không giảm được người hút thuốc”… đây là lo ngại của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.
 
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc Hội Tòng Thị Phóng cho rằng: không vì buôn lậu mà chúng ta không đánh thuế. Buôn lậu là việc riêng thuộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước. Buôn lậu gia tăng, chúng ta phải xem chúng ta đã làm hết trách nhiệm hay chưa? Không thể vì lý do buôn lậu tăng, không chặn được buôn lậu mà không tăng thuế tiêu thụ đặc biệt những mặt hàng nhiều tác hại đến người dân.

R
Rượu bia, thuốc lá là 3 mặt hàng mà Chính phủ đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với UBTV Quốc Hội và Quốc hội thông qua sắp tới

Theo Thứ trưởng Hải, Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia và thuốc lá cần lộ trình vì nếu thực hiện quá cao, quá nhanh sẽ làm phát sinh tình trạng buôn lậu ngày càng tăng, ảnh hưởng đến DNSX thuốc lá trong nước và mất tác dụng của luật.

“Tăng thuế suất thuốc lá, tăng thuế là hai mục đích, giá thuốc lá tăng lên. Bộ Y tế muốn lượng người hút ít hơn, tăng thuế này sẽ tăng thu ngân sách. Tôi kiến nghị là hết sức cân nhắc bởi hiện Việt Nam có hiện tượng buôn lâu rất phức tạp, chúng ta đã lập ra Ban Chỉ đạo 389 để phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tuy nhiên chúng ta ko hy vọng ngày 1 ngày 2 mà cần lộ trình”, Thứ trưởng Hải cho biết.

Theo Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, từ khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đến nay các cơ quan chuyên môn đã có khảo sát và đánh giá thực tế hoạt động DN bị ảnh hưởng hay chưa? Liệu tăng thuế có ảnh hưởng đến công ăn việc làm của các DN trong nước và tăng thuế được xem là cách thức để giảm tiêu dùng trong nước?

Theo Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc: Ở Việt Nam rất dễ mua thuốc lá, rượu bia. Tại nước ngoài, việc mua rượu, bia rất khó. Đặc biệt họ phạt rất nặng những người bán sản phẩm từ buôn lậu. Không thể mua rượu theo chai ở nước ngoài và không dễ gì mua rượu, thuốc lá ở nước ngoài khi là trẻ nhỏ hoặc người vị thành niên.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, thuốc lá buôn lậu về Việt Nam chủ yếu từ Indonesia theo đường Campuchia, bởi Campuchia chỉ đánh thuế 10% đối với thuốc lá nên giá rất rẻ. Những năm qua, buôn lậu thuốc lá chủ yếu xuất hiện ở phía Nam, biên giới dọc Campuchia. Hiện nay tình trạng buôn lậu thất thoát từ 5000 - 6000 tỷ đồng cho thuế, nếu chúng ta tăng thuế, vô hình chung đẩy buôn lậu thuốc lá tăng. Tập trung buôn lậu ở phía nam, nhưng đến nay đã chuyển sang Việt Nam.
 
Tại Trung Quốc, thuế với thuốc lá ở ba mức độ khác nhau: 10%, 20% và 30% đối với các mặt hàng thuốc lá sản xuất, nhập khẩu hoặc tự cuốn. Các mức thuế thuốc lá tại Trung Quốc hiện nay cũng thấp hơn hơn rất nhiều so với Việt Nam. Trong nhiều năm chúng ta cũng đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm giảm tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, buôn lậu gia tăng nên chính sách này không tỏ rõ được tác dụng. Chính khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cao, giá thuốc lá trong nước cao, thuốc lá lậu tràn vào, giá thuốc lá lậu rẻ và vô hình chung chúng ta ko làm giảm được người hút

Hiện, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, buôn lậu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đên sản xuất thuốc lá. Từ đầu năm đến nay, do buôn lậu nên thuốc lá thiệt hại 33 nghìn tỷ, nếu tiếp tục tăng mạnh, sẽ có thể gây ảnh hưởng đến các DN, đặc biệt là lao động và việc làm cũng khó khăn.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng: “Các đồng chí nêu lý do tăng thuế tiêu thụ nhiều đối với rượu, bia, và thuốc lá sẽ làm gia tăng buôn lậu, về lý thuyết là đúng, nhưng cũng phải coi đây là hai vấn đề khác nhau. Buôn lậu gia tăng là trách nhiệm quản lý của các cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý thị trường, hải quan. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia do DN sản xuất, chúng ta cũng cần bổ sung và quy đối tượng phải chịu thuế này là những sản phẩm người dân tự nấu, nếu tăng thuế chỉ giảm hơn 1000 triệu lít, không đáng kể. Nếu tăng thuế, mà không bổ sung các bia, rượu tự nấy vào thì….

Về cơ quan thuế, ngân sách, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cũng nhấn mạnh, cần xem xét tác động thực tế ở các DN. Tôi thấy các DN vẫn hoạt động tốt, sống khỏe. Thất thu, ảnh hưởng vì buôn lậu chỉ là so sánh tương quan với buôn lậu. Nếu đánh cao 65% sắp tới, 70% năm 2017 các DN có tác động hay không, phải xem xét cụ thể và có nghiên cứu đầy đủ, không vì 1 vấn đề mà khiến chính sách của chúng ta không thực hiện được hoặc nhờn chính sách.

Chủ nhiệm UBNS Quốc Hội Phùng Quốc Hiển cho rằng: Đối với thuốc lá, rượu bia như  Thứ trưởng Hải nói là đặc thù thì có ngành nào không đặc thù để buôn lậu gia tăng. Không kiểm soát được buôn lậu mà chậm bổ sung chính sách thì là điều không ổn.

Nguyễn Tuyền
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm