1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tại sao phải cấm nuôi gián đất xuất khẩu?

Gián đất là loại côn trùng nguy hiểm có thể gây bệnh tiêu chảy, dịch tả và không được phép nuôi.

Gần đây, tại một số địa phương xuất hiện phong trào nuôi gián đất xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đây là loại côn trùng nguy hiểm có thể gây bệnh tiêu chảy, dịch tả.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 

 

Gián khô có giá 11,7 triệu đồng/kg

 

Tại tỉnh Bắc Ninh, một số hộ đã đầu tư nuôi gián đất cho hay, qua người quen giới thiệu bên Trung Quốc đang phát triển rầm rộ phong trào nuôi gián đất nên giữa năm 2013 đã mua trứng gián Trung Quốc với giá 150 tệ/kg (tương đương 500.000 đồng/kg) về nuôi. Kỹ thuật nuôi gián đất dễ, không phải đầu tư cầu kỳ. Thức ăn lại dễ kiếm, chỉ cần cám, bí, rau băm nhỏ. 1 kg trứng gián có thể sinh sôi nảy nở thành 16.000 con.

 

Gián đất đang được nuôi tại một cơ sở ở Bắc Ninh
Gián đất đang được nuôi tại một cơ sở ở Bắc Ninh

 

Thương lái Trung Quốc sẽ sang tận nơi chuyển giao kỹ thuật nuôi, đồng thời cũng là đối tác nhận thu mua toàn bộ gián thương phẩm về để làm thuốc. Giá phía Trung Quốc đang thu mua hiện nay khoảng 200.000 đồng/kg gián tươi. Còn gián khô là 11,7 triệu đồng/kg.

 

Không chỉ xuất hiện ở miền Bắc, gián đất còn được nuôi ở một số tỉnh phía Nam.

 

Tác hại của việc nuôi gián đất?

 

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) khẳng định: “Gián là loại côn trùng gây hại cho xã hội, là trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm như dịch tả, tiêu chảy, là thủ phạm gặm nhấm, hư hỏng các vật dụng sách vở, quần áo… Hằng năm, trong danh mục thuốc diệt côn trùng của Bộ Y tế cũng đã có quy định cụ thể các loại thuốc để tiêu diệt gián. Do vậy, đây là loài Việt Nam đang tiêu diệt, không có lý gì chúng ta lại nhập về nuôi”. 

 

Ông Nguyễn Văn Trọng cũng cho rằng: việc người dân tự ý nhập gián đất về nuôi là vi phạm pháp luật. Gián đất không có trong danh mục giống vật nuôi được phép kinh doanh, sản xuất.

 

Theo TS Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng (Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng T.Ư), gián đất là loại côn trùng chân đốt, có vỏ cứng nên tiêu diệt rất khó. Một số tài liệu Trung Quốc có nói gián đất có tác dụng trong Đông y để chữa bệnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. “Cũng giống như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, khi nhập vào không lường hết được tác hại sau này. Vì vậy, cơ quan kiểm dịch của Việt Nam cần phải kiểm soát chặt chẽ đối với loại gián đất”, TS Chính khuyến cáo.

 

Trước mối nguy hại của gián đất, Viện Sinh thái - Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) đã cử các nhà khoa học thu thập lấy mẫu phân tích. PGS-TS Khuất Đăng Long, Phòng Sinh thái Côn trùng, Viện Sinh thái - Tài nguyên sinh vật chia sẻ: “Gián là loại côn trùng thường có mầm bệnh không thể kiểm soát. Người dân có thể chạy theo lợi nhuận trước mắt, cái lợi chưa thấy đâu, nhưng cái hại luôn tiềm ẩn nguy cơ rình rập”.

 

Gián đất chủ yếu sống ở trong đất. Nếu nuôi bằng thủ công thì cần phải chuẩn bị, xử lý tốt gián đất mới có thể giữ ấm được trong mùa đông. Đối với mùa hè chúng đi tránh nóng, cần chú ý đất tốt để gián đất hấp thụ được nước và thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể”.

 

Theo một người chăn nuôi, cứ mỗi 1kg trứng gián có tương đương 2.000 kén trứng. Mỗi kén sẽ nở ra được 8 con, như vậy mỗi kg trứng gián có khả năng sinh sôi ra tới 16.000 con gián đất. Và từ mỗi kg trứng gián đó có thể thu được tới 40-50kg gián khô. Gián đất có 3 giai đoạn sinh trưởng như loại hình hạt vừng; loại có hình hạt đậu tương và loại hạt đậu côve là gián trưởng thành.

 

Về đầu ra của gián đất, theo một số người nuôi gián cho biết, gián đất thường được sơ chế theo dạng lấy phôi khô rồi tiếp tục sấy khô. Gián đất sau khi thu hoạch, phơi khô sẽ báo cho các đầu mối ở bên tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) về thu mua ngay để làm... thuốc Đông y, vì để lâu sẽ bị mọt và ẩm mốc.../.

 

 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về việc tự ý nhập khẩu và gây nuôi gián đất trên địa bàn, đồng thời kiểm điểm rút kinh nghiệm về trách nhiệm quản lý của các cá nhân có liên quan.

 

Theo Bộ NN-PTNT, về cơ sở khoa học, cho đến nay chưa có tài liệu chính thức nào khẳng định tính có lợi của gián đất và hiệu quả gây nuôi gián đất. Trong khi đó, các gia đình Việt Nam vẫn phải tốn rất nhiều tiền để tiêu diệt loại côn trùng này.

 

Bộ NN-PTNT yêu cầu người dân không được tự ý gây nuôi khi chưa được phép.

 

Theo VOV
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm