Tài sản xã hội đang đổ vào kênh đầu tư nào?
(Dân trí) - Trong khi thị trường chứng khoán kén chọn người chơi, thị trường vàng giảm giá và ngoại tệ ổn định khó "ăn" lời thì trên thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * “Tuần đen tối” của 20 người giàu nhất nước Nga * Giá dầu "dìm" chứng khoán: Rủi ro hay cơ hội? * Tài sản xã hội đang đổ vào kênh đầu tư nào? * Có nên tăng giá điện lúc này? * Thủ tướng chỉ đạo sáp nhập 3 nhà xuất bản, giải thể 1 công ty văn hóa |
Diễn biến trên thị trường tiền tệ sau đó phản ánh đúng trạng thái của VND so với USD: VND có xu hướng mạnh lên so với USD do nền kinh tế có thặng dư lớn trong thương mại và đầu tư. Tỷ giá danh nghĩa đến cuối tháng 9 giảm 0,48% so với tỷ giá tham chiếu của NHNN.
Đồng USD đang tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, kết hợp với xu hướng tăng giá của VND so với USD khiến VND tăng giá so với các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của mình. Không chỉ vậy, xu hướng tăng tỷ giá hiệu dựng thực tế vẫn ngầm diễn ra.
Theo VEPR, để tiếp tục hỗ trợ khu vực xuất khẩu và sản xuất thay thế nhập khẩu ở trong nước, NHNN cần duy trì VND yếu so với USD. Lời cam kết giữ tỷ giá cuối năm không tăng quá 1,43% của Thống đốc khó làm thay đổi kỳ vọng của thị trường vào giá trị của VND.
Trên thị trường cứng khoán, Việt Nam đang nổi lên là thị trường tiềm năng (frontier market) sáng giá nhất toàn cầu. Với sự nhìn nhận lạc quan về triển vọng kinh tế và cổ phiếu được định giá thấp, nhà đầu tư nước ngoài đang tăng đầu tư vào thị trường.
Trong ngắn hạn, các thông tin vĩ mô như nợ công, nợ xấu, doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động đang phủ bóng lên tâm lý của thị trường. Bước vào cuối quý III, các chỉ số chứng khoán bước vào giai đoạn đi xuống, lực bán mạnh khẳng định cái nhìn quan ngại và quyết định chốt lời rút vốn của nhà đầu tư.
Việc Vn-index liên tục phá vỡ các mức kháng cự kỹ thuật cũng làm yếu đi triển vọng ngắn hạn. Khối ngoại tận dụng giá xuống để tái cơ cấu danh mục đầu tư tại các mã lớn, trong khi các mã cổ phiếu thị giá nhỏ thu hút dòng vốn nội, giúp chỉ số chứng khoán sàn Hà Nội (HNX) chỉ giảm 2,6% trong tháng 9, thấp hơn mức giảm 6,4% của sàn TP Hồ Chí Minh.
Trên thị trường vàng, giảm giá là xu hướng xuyên suốt của quý III với tốc độ giảm chậm. Tỷ lệ lạm phát thấp khiến cho dòng vốn rời khỏi thị trường vàng và đi tìm các kênh đầu tư có rủi ro và lợi nhuận cao hơn. Sự biến động của môi trường kinh tế chính trị thế giới làm tăng biên độ dao động của giá vàng thế giới nhưng ảnh hưởng không đáng kể tới thị trường trong nước.
So với đầu năm thì giá vàng SJC cuối tháng 9 quanh mức 35,9 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng hay gần 3%.Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá thế giới quy đổi đang dần thu hẹp lại.
Ngược lại, thị trường bất động sản lại đang có một năm bận rộn nhất trong vài năm trở lại, thanh khoản thị trường gia tăng đáng kể. Các báo cáo bất động sản đều nhấn mạnh sự gia tăng trong nguồn cung căn hộ, nhất là phân khúc giá tầm trung đang có sức hút khá mạnh. Nhu cầu đầu tư và đầu cơ quay trở lại bên cạnh nhu cầu sử dụng cuối cùng. Sự xuất hiện của các dự án hạ tầng tại TP Hồ Chí Minh và tiến độ của các dự án ở Hà Nội như cầu Nhật Tân được xem là những cú hích tới sự hồi phục của thị trường.
Về phía chính sách, Nghị quyết 61 của Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 02 về hỗ trợ cho vay nhà ở tối đa lên 15 năm, mở rộng đối tượng được mua nhà khi tổng giá trị dưới 1,05 tỷ đồng thay thế quy định về giá và diện tích.
Ngoài ra, dự thảo một số Luật và quyết định có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường như Luật kinh doanh bất động sản đề xuất nhiều loại phí áp lên doanh nghiệp kinh doanh địa ốc, quyết định dừng xây chung cư thương mại tại các quận nội đô và giới hạn chiều cao, Luật nhà ở loại người nhập cảnh vào Việt Nam trong đối tượng được phép mua nhà.