Sự thật dây chuyền Tân Hiệp Phát: Những điều chưa biết về công nghệ Aseptic

“Ngay khi tiếp cận với dây chuyền Aseptic, tôi đã quyết tâm phải đưa công nghệ này về Việt Nam dù chi phí cao đến mấy để người tiêu dùng (NTD) trong nước có cơ hội sử dụng những sản phẩm tốt nhất mà nó tạo ra”.

Đó là lời khẳng định của ông Trần Quí Thanh, người sáng lập và điều hành Tập đoàn Tân Hiệp Phát trước câu hỏi vì sao ông “dám” bỏ tới 300 triệu USD để đầu tư hệ thống dây chuyền công nghệ Aseptic vào sản xuất.

Thị trường NGK vốn luôn cạnh tranh gay gắt từ thị phần, tiềm lực tài chính đến nguồn nhân lực và đặc biệt là công nghệ sản xuất, bởi nó tác động lớn tới hoạt động của mỗi DN.

Nói như ông Thanh thì: “Công nghệ sẽ tạo ra giá trị khác biệt cho mỗi sản phẩm, tại một số quốc gia trên thế giới, NTD sẵn sàng chi ra số tiền cao hơn 10% để sử dụng những sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền Aseptic.”

Vậy, công nghệ Aseptic là gì và nó có tác động thế nào tới chất lượng sản phẩm?

Aseptic – phát minh của thế kỷ

Là một phức hợp các dây chuyền kết nối chặt chẽ với nhau, để cho ra đời một sản phẩm trên nền tảng công nghệ Aseptic có thể tóm lược qua các công đoạn gồm: trích ly nguyên liệu, lọc ly tâm siêu tốc, phối trộn, tiệt trùng UHT, chiết rót - đóng nắp và đóng gói sản phẩm.

Trong đó, giá trị mà Aseptic tạo ra hoàn toàn vượt trội so với công nghệ khác. Các dưỡng chất từ nguyên liệu tự nhiên sẽ được chuyển hóa tối ưu sang sản phẩm nhờ hệ thống chiết xuất hiện đại với các quy chuẩn ngặt nghèo về thời gian, nhiệt độ, chất lượng nước.

Sự thật dây chuyền Tân Hiệp Phát: Những điều chưa biết về công nghệ Aseptic - 1

Công nghệ Aseptic được đánh giá là phát minh của thế kỷ 21 bởi những đóng góp to lớn mà công nghệ này đem lại cho chất lượng sản phẩm. (Nguồn: Lê Hiếu)

Cùng với đó, hệ thống vi lọc 10 micromet, lọc ly tâm siêu tốc 11.000 vòng/phút sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn tạp chất và các mối nguy vật lý có kích thước siêu nhỏ, tạo nên một dung dịch sản phẩm hoàn toàn tinh khiết.

Song, ưu thế lớn nhất của công nghệ Aseptic đến từ khâu chiết rót, đóng nắp sản phẩm. Công nghệ chiết của Aseptic là sự kết hợp tối ưu giữa 5 yếu tố vô trùng (chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng, sản phẩm tiệt trùng, và môi trường chiết vô trùng), đảm bảo yêu cầu khắt khe về ATTP.

Đáng lưu ý, công nghệ chiết của Aseptic là chiết lạnh vô trùng, do đó sản phẩm không bị mất đi các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe bởi tác động của nhiệt độ cao, đồng thời giữ được hương vị tự nhiên nhất.

Dây chuyền Aseptic hoạt động trên nguyên tắc hoàn toàn tự động và khép kín, mỗi giờ cho ra 30.000 sản phẩm và chạy liên tục trong vòng 24h đem lại hiệu quả tuyệt đối cho DN.

Tân Hiệp Phát được gì từ công nghệ Aseptic?

Chiến lược phát triển của Tân Hiệp Phát rất rõ ràng, toàn bộ mọi hoạt động của họ đều hướng vào phân khúc NGK có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe, tiêu biểu như Trà thảo mộc Dr Thanh, Trà xanh Không độ.

Ở phân khúc này, công nghệ Aseptic đã tối ưu hóa mọi lợi thế của Tân Hiệp Phát lên mức cao nhất. Bởi như đã nói, Aseptic giúp giữ gần như trọn vẹn các dưỡng chất và hương vị tự nhiên từ nguyên liệu, tạo nên khác biệt về chất lượng sản phẩm.

Sự thật dây chuyền Tân Hiệp Phát: Những điều chưa biết về công nghệ Aseptic - 2

Chưa hết, với nguyên liệu tự nhiên được chiết xuất trên công nghệ, các sản phẩm của Tân Hiệp Phát nhận được sự đánh giá rất cao từ NTD, bởi sản phẩm của họ không sử dụng chất bảo quản, không màu công nghiệp, không chì, hoàn toàn sạch nguyên chất tự nhiên.

Từ đó, họ chiếm thị phần nhiều nhất trong ngành NGK không gas. Ông chủ của họ được gọi là “vua trà” tại Việt Nam, doanh thu mỗi năm lên đến hàng nghìn tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 4.000 lao động trực tiếp.

Đó là nền tảng để Tân Hiệp Phát trở thành đối trọng lớn và duy nhất của các DN đa quốc gia như Coca Cola, Pepsi, tạo thành thế chân vạc trong ngành NGK Việt Nam. Và tất nhiên, thị trường Việt Nam là chưa đủ với tham vọng của DN này, họ đang xuất khẩu sản phẩm sang 18 quốc gia trên thế giới.

Sự thật dây chuyền Tân Hiệp Phát: Những điều chưa biết về công nghệ Aseptic - 3

“Có thời điểm DN chúng tôi được định giá 2,6 tỉ USD và những lời mời chào hợp tác rất tốt. Tuy nhiên, tôi đã từ chối bởi tôi muốn phát triển Tân Hiệp Phát thành thương hiệu Việt tầm vóc Châu Á với doanh thu 3 tỉ USD trong vòng 10 năm tới”, ông Trần Quí Thanh cho biết.

Tới hiện nay, Tân Hiệp Phát vẫn là một trong những DN hiếm hoi sở hữu công nghê Aseptic tại Việt Nam, sự nhạy bén này đã mang lại cho họ những thành công ngoài mong đợi.