Số phận của 99% hộ nông dân nhỏ ra sao khi Việt Nam hội nhập sâu?

(Dân trí) - Việt Nam nói chung, và ngành nông nghiệp nói riêng xác định sẽ tiếp tục hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh ấy, việc mở rộng quy mô sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh sẽ khiến hàng triệu nông hộ nhỏ phải rút khỏi sản xuất nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang dựa chủ yếu vào nông hộ nhỏ khi có đến 99% trong số 10 triệu nông hộ trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp là nông hộ nhỏ có sở hữu dưới 2 ha đất canh tác. Có 20 triệu lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất này và mỗi năm tăng thêm khoảng 600.000 người tham gia vào lĩnh vực.

Số phận của 99% hộ nông dân nhỏ ra sao khi Việt Nam hội nhập sâu?

Cần tạo ra một cơ chế sản xuất nông nghiệp mới để nâng cao năng xuất lao động và tăng khả năng cạnh tranh trong thời hội nhập (Ảnh minh họa)

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Chính phủ "thúc" sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định mới về điều hành xăng dầu

Tuy là nông hộ nhỏ nhưng họ là xương sống của ngành nông nghiệp nước nhà – sản xuất khối lượng lương thực lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn góp phần đáng kể vào xuất khẩu.

Khi đất nước tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp đã tạo thành tích ngoạn mục khi liên tục xuất siêu và khẳng đinh vai trò là giá đỡ, tấm đệm cho nền kinh tế vượt qua các thời kỳ khủng hoảng. Mặc dù hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đem lại vô vàn thách thức đối với các nông hộ nhỏ do khả năng nắm bắt cơ hội của họ còn hạn chế, năng lực và khả năng thích ứng với hội nhập chưa cao, nguồn lực hạn hẹp, công nghệ thấp và chịu nhiều rủi ro từ những biến động và rào cản trên thị trường.

Những nông hộ nhỏ có thể gặp rất nhiểu rủi ro ở các cấp độ khác nhau. Với những hộ bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch để trả nợ thì gặp nhiều rủi ro hơn so với những hộ chủ động nâng cao chất lượng, sản xuất nhiều sản phẩm và tham gia vào các thị trường phát triển hơn. Những hộ bán sản phẩm tại các chợ địa phương thì gặp rủi ro về giá cả - được mùa mất giá. Những hộ tham gia vào cộng đồng sản xuất nông sản có khả năng gặp rủi ro bị phá vỡ hợp đồng mặc dù có thể giảm rủi ro về đầu ra, có cơ hội tăng chất lượng nông sản. Những hộ có thể tiếp cận thị trường ở mức cao hơn như thị trường nông sản giá trị cao thì có thể bị ảnh hưởng từ sự vỡ bong bóng trên thị trường khiến nhiều hộ phải rút ra khỏi thị trường ví dụ như vụ xuất khẩu bí đao từ Công-gô sang Nhật Bản.

Vậy thì liệu sản xuất theo mô hình nông hộ nhỏ có tiếp tục tồn tại không? Có ý kiến cho rằng trong quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, di cư từ nông thôn ra đô thị chắc chắn mô hình nông hộ nhỏ vẫn tồn tại tùy thuộc vào ngành nghề phi nông nghiệp và chính sách của mỗi quốc gia.

“Để đảm bảo sự bền vững trong quá trình hội nhập thì cần đưa các nông hộ nhỏ tham gia vào quá trình hội nhập và hỗ trợ họ hội nhập,” bà Nguyễn Lan Hương, chuyên viên của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị toàn thể thường niên ISG 2013 với chủ đề “Nông nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế: Thách thức và cơ hội mới” diễn ra sáng 12/12, tại Hà Nội.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là nếu vẫn duy trì mô hình này thì làm thế nào để đưa nông hộ nhỏ hòa hội nhập và đảm bảo sự tham gia của họ đồng thời nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng xuất lao động và tính cạnh tranh của toàn ngành khi kinh tế ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới?

Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành nông nghiệp, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần xem xét mở rộng quy mô sản xuất để tạo cơ hội cho ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất, gia tăng giá trị sản xuất và đảm bảo phát triển bền vững.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trường Bộ Thương mại cũ cho rằng tổ chức sản xuất của nước ta còn kém và chuyển biến chậm. Chúng ta chưa tạo ra được những hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn hàng hóa chất lượng kém từ Trung Quốc.

Ông cho rằng Việt Nam nên phát triển một nền nông nghiệp “đa chức năng” chứ không phải là “đa dạng”. Đa chức năng ở đây thể hiện vừa sản xuất vừa chế biến để nâng cao giá trị sản xuất và giảm lượng hàng xuất khẩu thô; phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo vế inh thái, bảo vệ bản sắc văn hóa nông thôn. Để làm được điều đó cần áp dụng song song hai biện pháp: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và tổ chức lại sản xuất với các mô hình sản xuất khác nhau, tăng cường liêt kết nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp và mô hình đối tác công tư (PPP).

“Năng lượng giải phóng từ cơ chế khoán hộ đã giảm. GDP nông nghiệp giảm, xuất khẩu ròng nông nghiệp có xu hướng giảm, sức ép nhập khẩu tăng, người nông dân thiệt hại nhiều vì giá lên thì lợi người đi mua, giá xuống thì nông dân chịu thiệt. Đây là rủi ro lớn nhất của kinh tế dựa vào nông hộ nhỏ.  Cần có một cơ chế sản xuất mới và mô hình cánh đồng mẫu lớn là một bước trung gian bàn đạp để đi lên một bước cao hơn,” ông Tuyển nhấn mạnh.

Một số ý kiến từ các chuyên gia quốc tế và các nhà tài trợ cho rằng tăng quy mô sản xuất là một phần tất yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên sẽ có một nhóm nông dân không theo kịp quá trình hội nhập và nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đảm bảo thu nhập tối thiếu cho nhóm này. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về tác động của hội nhập đến hộ nông dân nhỏ, hộ nghèo để có chính sách hỗ trợ người nghèo, người dân tộc thiểu số. Cần chuyển một phần dân số đang sống bằng nghề nông sang các ngành khác và tạo ra sự chuyển dịch lao động đúng thời điểm.

Liên quan đến vấn đề này ông Trương Đình Tuyển cho rằng cần phát triển ngành công nghiệp dệt may để tạo thêm cơ hội cho một bộ phận lao động trong nông nghiệp tham gia vào sản xuất công nghiệp.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng chủ trương tiếp tục thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Việt Nam và ngành nông nghiệp sẽ tham gia tích cực vào quá trình này.

“Chúng tôi hiểu hội nhập kinh tế quốc tế không phải chỉ là mở rộng thịt trường mà là tăng khả năng tiếp cận với KHCN, kinh nghiệm quản lý, nguồn vốn và rất nhiều yếu tố khác nữa và nó là động lực để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp có hiệu quả. Để nâng cao năng xuất lao động cần rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp và phát triển sản xuất phi nông nghiệp,” bộ trưởng Phát khẳng định.

Thảo Nguyên

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước