Số phận các dự án ngưng trệ của Tập đoàn Thiên Thanh

Sau biến cố lớn xảy ra với Tập đoàn Thiên Thanh (Thien Thanh Group) cách đây gần 1 tháng, nhiều dự án lớn của Tập đoàn đang ở trạng thái ngưng trệ. Phó tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh cho biết, Ban Lãnh đạo sẽ họp bàn về vấn đề này trong vài ngày tới.

Số phận các dự án ngưng trệ của Tập đoàn Thiên Thanh
Trung tâm Vật liệu xây dựng trang thiết bị nội thất Thiên Thanh tại 302 - Tô Hiến Thành, quận 10 (TP.HCM), nơi dự kiến xây dựng đại Dự án Trung tâm thương mại vật liệu xây dựng - nội thất
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Mỹ cấm giới chức ngoại giao tham gia thách thức đổ nước đá lên đầu
* Tại sao Nokia dời dây chuyền từ Trung Quốc sang Việt Nam? * Người dân lo lắng khi Bệnh viện Dầu khí Dung Quất ngừng hoạt động
* Hết phạt thương mại, EU “đánh” tiếp đồng rúp của Nga

Hoạt động “tạm ổn” là từ được ông Đỗ Văn Quất, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh (Thien Thanh Group) chia sẻ với phóng viên khi nói về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn này, sau gần 1 tháng xảy ra vụ ông Phạm Công Danh (Chủ tịch Hội đồng thành viên), Phan Thành Mai, (Tổng giám đốc) và Mai Hữu Khương (phụ trách tài chính) Tập đoàn Thiên Thanh bị khởi tố bắt tạm giam.
 
Được thành lập năm 1964 tại Quảng Ngãi, ban đầu là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với thương hiệu Hương Sơn, sau đó, Thiên Thanh đã  chuyển thành nhà thầu xây dựng tại miền Trung, rồi tiến vào TP.HCM kinh doanh, phân phối vật liệu xây dựng mang các thương hiệu Thiên Thanh, Đồng Tâm, Bạch Mã…

Tập đoàn này chỉ thực sự “nổi đình đám” từ khi đưa ra gói hỗ trợ bất động sản lớn, lên tới 50.000 tỷ đồng cho thị trường bất động sản và lĩnh vực liên quan là vật liệu xây dựng.

Từ tháng 3 đến 6/2014, Tập đoàn này đã liên tiếp tổ chức nhiều buổi hội thảo, giới thiệu về gói hỗ trợ bất động sản này, kêu gọi sự tham gia của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng.

Dù khẳng định mọi hoạt động của Tập đoàn Thiên Thanh đang tạm ổn, song trước thực tế, việc người đứng đầu Tập đoàn bị bắt (dù tội danh chưa được cơ quan bảo vệ pháp luật chính thức công bố), nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tính khả thi và tiến độ triển khai của các dự án điểm của Tập đoàn.

Đầu tiên là Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại vật liệu xây dựng - nội thất tại TP.HCM do chính Tập đoàn làm chủ đầu tư (có sự hỗ trợ tín dụng của các đối tác), với mong muốn hình thành chuỗi cung cấp vật liệu khép kín, cung cấp cho các dự án bất động sản.

Theo tính toán sơ bộ, Dự án này có tổng mức đầu tư tối thiểu 500 triệu USD, được phân kỳ đầu tư thành nhiều giai đoạn.

Lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh từng tiết lộ rằng, nếu mọi công việc chuẩn bị diễn ra đúng kế hoạch, vào giữa năm 2015, Thiên Thanh sẽ khởi công xây dựng Dự án. Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, Dự án sẽ trở thành một khu phức hợp trung tâm thương mại có 4 mặt tiền (Tô Hiến Thành, Đồng Nai, Tam Đảo và Thành Thái), tại phường 15, quận 10, TP.HCM, với quy mô xây dựng gần 500.000 m2, trong đó, 100.000 m2 được dành riêng cho vật liệu xây dựng, diện tích còn lại dành cho các khu vui chơi, giải trí, hoạt động thương mại, dịch vụ khác…

Ngay từ đầu, lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh đã coi các doanh nghiệp, đối tác ký kết thỏa thuận cùng đồng hành là yếu tố chính tạo nên thành công của Dự án. Giờ đây, khi lãnh đạo Tập đoàn “gặp hạn”, thì liệu các doanh nghiệp, đối tác có tiếp tục đồng hành cùng Tập đoàn để triển khai Dự án là một dấu hỏi lớn. 

Tiếp đến là Dự án Khu phức hợp Thương mại - Dịch vụ Thiên Thanh ở Đà Nẵng (trên mặt bằng của Sân vận động Chi Lăng hiện nay) có quy mô vốn còn “khủng” hơn, với tổng vốn đầu tư lên đến 750 triệu USD cũng sẽ khó mà triển khai tiếp. Dù theo công bố của Tập đoàn Thiên Thanh, khi hoàn thành, khu phức hợp này sẽ là nơi trưng bày, giới thiệu, kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất; các sản phẩm kim khí điện máy; hàng trang sức, quà lưu niệm, mỹ nghệ cao cấp… 

Theo kế hoạch ban đầu, Dự án sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2016, gồm 6 phân khu chức năng là khu thương mại - dịch vụ, bệnh viện, trường học, trung tâm tổ chức hội nghị, khách sạn và văn phòng cho thuê đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tại thời điểm này, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư  đều tỏ ra rất bi quan về tương lai của đại dự án này.

Bên cạnh đó, dự án mang nhiều ý nghĩa xã hội của Tập đoàn là phối hợp với Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) thực hiện “Chuỗi liên kết tài trợ sửa chữa, xây nhà ở trả chậm”, với tổng vốn dự kiến 10.000 tỷ đồng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ông Đỗ Văn Quất cho biết, trong một vài ngày tới, Ban lãnh đạo của Tập đoàn sẽ họp, đánh giá cụ thể về tình hình chung của Tập đoàn và có quyết định rõ ràng với các dự án, kế hoạch của Tập đoàn Thiên Thanh.

Theo Thế Hải
Đầu tư
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước