Say rượu đi máy bay, kẻ nguy hiểm được "nuông chiều"

Mặc dù hãng có quy định từ chối vận chuyển đối với những hành khách say rượu và không làm chủ được bản thân, tuy nhiên nhiều sự cố vẫn xảy ra.

Cách đây hơn một tháng, Hàng không VietJetAir đã gặp phải một ca khó xử trong chuyến bay từ Nha Trang - về TP Hồ Chí Minh. Khi cửa máy bay vừa khép lại, tiếp viên phát hiện một khách ngồi ở ghế thứ 7 mặt đỏ au và nồng nặc mùi rượu.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

· Hà Nội cưỡng chế nhà thờ bạc tỷ xây trái phép trên "đất vàng"

· Khó khăn bủa vây ngành cà phê!

· CEO VinaCapital: Vẫn còn kiếm được tiền ở Việt Nam

· Tham nhũng “chuộng” vàng!

Không chỉ dùng những lời lẽ khiếm nhã, người đàn ông này còn yêu cầu các tiếp viên đang có mặt trong khoang... đuổi việc ngay lập tức người vừa khuyến cáo mình. Sau khi được tiếp viên nhẹ nhàng thuyết phục, vị khách càng sửng cồ và đòi xử lý tiếp viên. Tình hình được báo gấp cho cơ trưởng, mọi việc đang xấu đi và các biện pháp mạnh mẽ hơn đã được tính đến. Cả phi hành đoàn đã sẵn sàng. Vụ việc chưa hết căng thẳng đã nghe tiếng ngáy khò khò của người đàn ông quá chén.

Tình trạng hành khách say khướt bị từ chối bay không phải là hiếm. Đơn cử như trường hợp chuyến bay số hiệu VN 2273 của VNA xuất phát từ sân bay Nội Bài đi TPHCM, cơ trưởng đã từ chối bay đối với hành khách tên Hải vì có biểu hiện say rượu nên không nhớ nổi số ghế ngồi của mình và không chịu lắng nghe sự hướng dẫn của tiếp viên.

Tình trạng hành khách say rượu trên máy bay vẫn xảy ra.

Tình trạng hành khách say rượu trên máy bay vẫn xảy ra.

Cơ quan chức năng cũng đã xử phạt một hành khách say rượu có hành vi sàm sỡ tiếp viên hàng không. Khi tiếp viên đang phục vụ nước uống cho hành khách, hành khách có tên Quách Thắng trong tình trạng say xỉn đã có hành vi quấy rối nữ tiếp viên phục vụ ở khoang phổ thông. Mặc dù đã được tiếp viên lịch sự nhắc nhở, phản ứng, hành khách này vẫn tiếp tục có hành vi gây rối khiến tổ bay phải lập biên bản, dưới sự làm chứng của một hành khách ngồi gần đó.

Không chỉ người Việt, người nước ngoài cũng bị xử phạt. Cảng vụ Sân bay Đà Nẵng đã có quyết định xử phạt hành chính bằng tiền đối với Wandbing Li về hành vi quậy phá trên máy bay. Khi lên máy bay, hành khách này đã có biểu hiện say rượu, quậy phá gây ảnh hưởng đến các hành khách tham gia chuyến bay và không tuân thủ các quy định của chuyến bay. Không dừng lại, bà Wandbing Li còn tiếp tục có hành vi lăng mạ và tấn công phi công chuyến bay khi đang điều khiển hành trình bay. 

Đặc biệt, trên một số chuyến bay từ Việt Nam đi châu Âu, các tiếp viên luôn phải cảnh giác, vì đã không ít lần hành khách nước ngoài say khướt khi lên máy bay rồi ẩu đả, tình tứ lộ liễu. Dẫn chứng về 1 một chuyến bay của VNA từ TPHCM đi Paris, khi máy bay vừa lấy độ cao ổn định thì 1 hành khách quốc tịch Séc say rượu đứng lên đấm vào mặt một hành khách quốc tịch Bỉ vừa bước ra từ nhà vệ sinh.

Vị khách này sau đó tiếp tục gào thét, “múa” tay chân loạn xạ khiến những hành khách khác được phen tá hỏa. Cơ trưởng chuyến bay phải ra lệnh vô hiệu hoá vị khách người Séc để đảm bảo an ninh cho chuyến bay.

Có lần hành khách người Nga uống rượu ngà ngà, lên máy bay lại gọi tiếp đồ uống có cồn rồi say xỉn đã đấm vỡ cửa sổ máy bay. Trên chuyến bay từ Nội Bài đi Paris xảy ra cảnh tượng 2 hành khách nữ mua vé hạng thường nhưng lên máy bay thì trút bỏ xiêm y để đòi nâng hạng thương gia. 

Số lượng hành khách say xỉn trên máy bay ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ gây phiền phức và ảnh hưởng đến uy tín của các hãng, mà còn ảnh hưởng đến những “thượng đế” trên cùng chuyến bay.

Theo quy định, hành khách có nồng độ cồn quá 0,2% sẽ không được lên máy bay. Việc kiểm tra an ninh và nồng độ cồn của hành khách do an ninh sân bay thực hiện. Tuy nhiên, khả năng hành khách say xỉn được lên máy bay hoàn toàn có thể xảy ra. Hành khách có thể xách tay rượu nếu đóng gói đúng quy cách (khoảng 2lít/người). Ngay tại các quầy giải khát trong phòng đợi cũng bán các loại nước giải khát có gas. Thậm chí đã khi lên máy bay, nếu có nhu cầu, hành khách cũng có thể yêu cầu phục vụ rượu hoặc bia.

Thực tế cho thấy, việc phát hiện hành khách đã uống rượu trước khi lên máy bay là rất khó. Việc kiểm soát nồng độ cồn đối với khách đi máy bay hiện nay là rất nan giải. Vấn đề là hành khách phải biết tự kiềm chế để tránh những hành vi đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo D.Anh
VEF
 

Tỷ phú Buffett và những lời đồn quanh núi tiền mặt 40 tỷ USD