1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Sau 10 năm, nhập siêu từ Trung Quốc tăng 76 lần

(Dân trí) - Với xu thế hội nhập hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ trở thành “thị trường tiềm năng” cho xuất khẩu hàng hóa của các nước tham gia ký hiệp định tự do thương mại song phương.

Cán cân thương mại của Việt Nam với một số thị trường trong tháng 11.

Cán cân thương mại của Việt Nam với một số thị trường trong tháng 11.

 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Vỡ lở vụ án Huyền Như: Khủng hoảng mới bị khui ra?

Bộ Tài chính công bố dự toán ngân sách năm 2014

Đến năm 2020, tổng giá trị ngành điều sẽ đạt 2,5 tỷ USD

Sắp thông xe 26km đầu tiên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Theo số liệu đưa ra tại Hội nghị Quán triệt và hướng dẫn triển khai chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020 diễn ra ngày 17/12, Bộ Công thương cho biết, nếu như năm 2001, nhập siêu từ Trung Quốc chỉ là 210 triệu USD thì đến năm 2012, kim ngạch nhập siêu đã lên đến 16 tỷ USD.

 

Như vậy, sau hơn 10 năm, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng hơn 76 lần. Theo thống kê mới nhất Tổng cục Hải quan, riêng trong tháng 11 vừa rồi, Việt Nam thâm hụt thương mại với thị trường Trung Quốc lên tới hơn 2 tỷ USD.

 

Tại Hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh nhìn nhận, trong bối cảnh thế giới hiện nay, xu thế của hội nhập kinh tế diễn ra trên tất cả các bình diện: toàn cầu, khu vực và song phương với các hình thức hết sức đa dạng, cấp độ ngày càng sâu; và xu thế liên kết khu vực và song phương tạm thời nổi trội hơn liên kết toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.

 

Đến cuối năm 2013, Việt Nam đã cùng ASEAN tham gia 6 Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) khu vực (AFTA, ACFTA, AKFTA, AJFTA, AANZFTA, AIFTA) và có 2 FTA song phương (VJEPA với Nhật Bản và FTA Việt Nam - Chi-lê) với phạm vi tự do hóa khác nhau. Đồng thời, Việt Nam cũng đang đàm phán TPP, RCEP, FTA với EU, với Liên minh Thuế quan, các nước EFTA và Hàn Quốc.

 

Việc tham gia hội nhập ngày càng sâu và ký kết các hiệp định tự do trên đã góp phần đưa thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các đối tác đã có FTA đã tăng cao, chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong đó 50% kim ngạch xuất khẩu và gần 70% kim ngạch nhập khẩu.

 

Ông Bùi Huy Sơn - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương cho rằng, việc tham gia FTA đã góp phần mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cụ thể, trong năm 2011 và 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN tăng tương ứng 30,7% và 27%, sang Nhật bản là 39,5% và 25%, Trung Quốc là 52% và 17%, sang Hàn Quốc là 52,5% và 18%.

 

Tuy nhiên, theo ông Sơn, với xu thế hội nhập này, Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành “thị trường tiềm năng” cho xuất khẩu hàng hóa của các nước tham gia FTA khi nhập khẩu cũng có những diễn biến tăng trưởng nhanh sau khi gia nhập WTO và ký kết các FTA.

 

Chẳng hạn, đối với Hàn Quốc, tốc độ tăng thâm hụt thương mại với thị trường này cũng đã tăng từ mức trung bình 13,6% giai đoạn 2003- 2006 lên 21,8% giai đoạn 2007- 2010.

 

Nhìn chung, thời gian qua, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết các cam kết FTA. Bởi lẽ, có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vốn đã hưởng mức thuế suất thấp hoặc 0% như nguyên liệu thô, nông sản... Trong khi đó, các mặt hàng máy móc, thiết bị, điện tử là đối tượng được hưởng ưu đãi còn chiếm tỷ trọng thấp trong xuất khẩu của Việt Nam. Chi phí, thủ tục hành chính để xin cấp C/O còn phức tạp, mất thời gian.

 

Mặt khác, doanh nghiệp không cập nhật được hoặc không nắm được lộ trình xóa bỏ thuế quan trong các FTA. Một số nhà sản xuất, nhà xuất khẩu còn không nắm được các tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, công đoạn gia công chế biến cụ thể mà chỉ biết tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng truyền thống. Vì vậy, việc tận dụng tốt các ưu đãi và cơ hội phát triển do các FTA đem lại là điều rất quan trọng.

 

Bích Diệp

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm