1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Sáp nhập ngân hàng: Thị trường sắp đón những thương vụ bom tấn

(Dân trí) - Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn hai đã được khởi động bằng thông tin Vietcombank sẽ nhận sáp nhập ngân hàng khác và "danh tính" được thị trường xác nhận là Saigonbank. Ngoài ra, BIDV cũng sẽ “cưới” một ngân hàng phía Nam; PGBank về với VietinBank…

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

Năm 2015, dự kiến Việt Nam nhập siêu 6 - 8 tỷ USD

* “Buộc” sáp nhập Phương Nam vào Sacombank, sau đó sẽ là ngân hàng yếu khác

* “Ông chú Viettel” cảnh báo trò lừa đảo khuyến mãi 10 lần

* Sáp nhập ngân hàng: Thị trường sắp đón những thương vụ bom tấn

* Xăng dầu giảm giá mạnh, Petrolimex kêu lỗ

* EVN kiến nghị bổ sung một loạt chi phí vào giá điện năm 2015

Kể từ sau thương vụ hợp nhất giữa PVFC với Western Bank thành PVcomBank vào nửa đầu tháng 9/2013, cả năm 2014 không có thêm vụ sáp nhập, hợp nhất ngân hàng nào.

Tuy nhiên, những ngày cuối năm 2014, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn hai đã được khởi động bằng thông tin Vietcombank sẽ sáp nhập ngân hàng khác vào hệ thống và đối tượng được thị trường xác nhận là Saigonbank. Ngoài ra, BIDV cũng sẽ “cưới” một ngân hàng phía Nam.

Không chỉ Vietcombank, BIDV, Vietinbank cũng sẽ sáp nhập một ngân hàng khác vào hệ thống. Được biết, đối tượng sáp nhập với VietinBank vẫn sẽ là Ngân hàng Xăng dầu (PGBank).

Mua bán, sáp nhập ngân hàng sẽ sôi động trong năm 2015.
Mua bán, sáp nhập ngân hàng sẽ sôi động trong năm 2015.
 
Được biết, đến giữa hoặc cuối năm 2015, những thương vụ này có thể sẽ hoàn tất sau khi hai bên đối tượng khảo sát, tìm hiểu, tập huấn nhau.

Trước khi Vietcombank công bố thông tin “cưu mang” một ngân hàng khác, thị trường cho rằng đối tượng sẽ là Ngân hàng Xây dựng. Bởi sau sự cố sai phạm cá nhân của nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc ngân hàng Xây dựng, Vietcombank đã hỗ trợ ngân hàng này từ tài chính đến nhân sự trong suốt thời gian qua.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu về khả năng sáp nhập của hai bên lại thấy khả năng này khó xảy ra, vì dù hỗ trợ nhưng thời gian qua Vietcombank chỉ cử người tham gia quản lý chứ không thực hiện khảo sát.

Tại đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 26/12 vừa qua, Vietcombank đã bất ngờ thông qua việc sáp nhập với một ngân hàng khác. Ban lãnh đạo Vietcombank cho biết, việc thực hiện sáp nhập ngân hàng là cơ hội tốt giúp Vietcombank tăng quy mô năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam; phù hợp với định hướng - mục tiêu chiến lược của Vietcombank là trở thành ngân hàng số một của Việt Nam.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngân hàng “ẩn danh” mà Vietcombank sắp “cưới” về là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank).
 
Tính đến thời điểm hiện nay, Vietcombank vẫn đang là cổ đông lớn của Saigonbank với lượng cổ phần nắm giữ hơn 8,2%. Ngoài ra, Vietcombank đang sở hữu cổ phần tại một số tổ chức tín dụng khác như: Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) và Công ty Tài chính Xi măng (CFC).

Thông tin cho hay, thương vụ hợp nhất giữa Vietcombank và Saigonbank dã được thông qua về mặt chủ trương của cơ quan quản lý. Sau khi cổ đông thông qua chủ trương sáp nhập, hai ngân hàng sẽ trình đề án sáp nhập và chỉ khi Ngân hàng Nhà nước thông qua đề án này, thương vụ mới bắt đầu được xúc tiến. Hiện tại, mấu chốt của việc đàm phán giữa hai ngân hàng vẫn là giá chuyển nhượng, đến giờ việc thỏa thuận vẫn chưa hoàn thành.

Một ngân hàng khác cũng từng để lộ thông tin về đối tác hợp nhất là PGBank. Ngay hồi đầu năm, ngân hàng này đã để lộ thông tin về việc sẽ về một nhà với Vietinbank, nhưng ngay sau đó đã gỡ bỏ thông tin đó. Một nguồn tin xác nhận là do thời điểm đó Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa chấp thuận phương án sáp nhập này.
 
Tuy nhiên, một nguồn tin chính thức đã xác nhận, PGBank sẽ vẫn về Vietinbank và đã được cơ quan quản lý chấp thuận về mặt chủ trương. Hiện hai bên đang tiến hành khảo sát để đi đến hợp nhất. Tuy nhiên, để có thông tin chính thức phải đợi đến giữa hoặc cuối năm 2015.

BIDV cũng được biết đến sẽ “cưu mang” một ngân hàng nhỏ ở phía Nam. Hiện hai bên đang tiến hành khảo sát, tập huấn để đi đến thống nhất.
 
Một ngân hàng khác là VietCapital Bank cũng đang tìm kiếm đối tác để hợp nhất, sáp nhập. Thông tin trên thị trường cho hay, đối tác mà VietCapital Bank đang hướng đến chính là NamABank. Tuy nhiên, đại diện ngân hàng này cho biết, phương án hợp nhất, sáp nhập mới chỉ là chủ trương xin ý kiến đại hội cổ đông, kế hoạch chi tiết và đối tác sáp nhập vẫn chưa xác định. Và thị trường cũng đang để ngỏ phương án sáp nhập giữa Sacombank và SouthernBank.

Giới chuyên gia dự báo, với định hướng đến năm 2017 sẽ giảm số lượng ngân hàng xuống còn từ 15 - 17, trong thời gian tới thông tin về hợp nhất, sáp nhập sẽ được công bố sau một thời gian dài hai bên khảo sát, đánh giá… Và nhiều khả năng, năm 2015 sẽ là điểm đến của những thương vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng lớn.

Bình luận về sự tham gia của ngân hàng lớn vào quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Đại biểu Quốc hội Phan Văn Quý, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho hay: Trước đây, việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng chỉ là cấp số cộng đơn thuần, nhằm giải quyết cơ bản về mặt tâm lý, thì nay, việc các ngân hàng lớn “cưu mang” những ngân hàng nhỏ sẽ có tác dụng hỗ trợ trong việc điều hành, nhân sự, quản trị và nâng cao chất lượng tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng.

Đề cập tới hoạt động của 9 ngân hàng yếu kém, trong đó có 8 đã hợp nhất, sáp nhập, Ngân hàng Nhà nước đánh giá, đến thời điểm này, tất cả các chỉ số tài chính đều tăng trưởng bền vững. Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu đều được kiểm soát theo đúng lộ trình của Đề án tái cấu trúc.

Nguyễn Hiền

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm