1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Quý 2, GDP tăng chậm, mục tiêu tăng trưởng cả năm không khả thi

(Dân trí) - Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng GDP đạt 5,52%, thấp hơn 0,72 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2015. Việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2016 (6,7%, tương đương kết quả cả năm 2015) hầu như không khả thi.

Đây là khẳng định trong báo cáo Kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong Quý II/2016 của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra trong sáng nay 26/7.

Theo báo cáo của CIEM, mức tăng GDP quý II/2016 chỉ cao hơn một chút so với quý I/2016 và cùng kỳ giai đoạn 2012 - 2014. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý II/2016 vẫn thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm 2015.

Tăng trưởng chậm lại trong quý II/2016, do đó CIEM lo ngại mục tiêu tăng trưởng cả năm 2016 mà Chính phủ đặt ra là không khả thi.
Tăng trưởng chậm lại trong quý II/2016, do đó CIEM lo ngại mục tiêu tăng trưởng cả năm 2016 mà Chính phủ đặt ra là không khả thi.

CIEM khẳng định, với tốc độ tăng GDP như hiện nay, việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2016 (6,7%, tương đương kết quả cả năm 2015) hầu như không khả thi.

Về lạm phát, CIEM chỉ rõ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý II tăng khoảng 1,35%, tính chung 6 tháng đầu năm tăng 1,72% so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, lạm phát cơ bản (trừ các yếu tố giá tiêu dùng) 6 tháng tăng 1,80% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, chênh lệch giữa lạm phát cơ bản và lạm phát tổng thể 6 tháng đầu năm cho thấy CPI tăng nhanh chủ yếu do tăng giá các mặt hàng nhà nước quản lý giá như xăng dầu, dịch vụ y tế, giáo dục.

CIEM khẳng định, công tác điều hành giá cả vẫn gặp một số rủi ro, sức ép trong nửa cuối năm 2016, đó là áp lực của lộ trình tăng giá các mặt hàng và dịch vụ do nhà nước quản lý giá, đặc biệt là giá dịch vụ y tế và học phí tiếp tục được thực hiện khá cứng nhắc. Quan trọng hơn, việc thực hiện tăng giá này không được giải trình đầy đủ, chưa giúp người dân cảm nhận rõ ràng về việc gia tăng chất lượng dịch vụ tương ứng.

Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất trong nước khó giảm tiếp do yêu cầu tiếp tục phát hành Trái phiếu Chính phủ. Biến động dòng vốn nước ngoài và thị trường tài chính quốc tế có thể kéo theo nhiều phản ứng khó lường của các nền kinh tế chủ chốt (về lãi suất, tỷ giá, v.v.) và có thể gây áp lực đối với việc điều hành giá cả, tỷ giá ở Việt Nam, môi trường kinh doanh thông thoáng, ít rào cản bất hợp lý nhằm cải thiện hiệu quả cạnh tranh trên thị trường.

Chính vì vậy, tinh thần cải cách môi trường kinh doanh cần được tiếp tục được làm sâu sắc hơn với chuỗi Nghị quyết số 19. Bên cạnh công tác xây dựng thể chế, Chính phủ cũng trực tiếp chỉ đạo, xử lý nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

CIEM dẫn chứng, Quý II chứng kiến những nỗ lực đầu tiên của bộ máy Chính phủ mới trong điều hành kinh tế - xã hội. Điểm nhấn đầu tiên trong các nỗ lực của Chính phủ mới là tinh thần tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, ít rào cản bất hợp lý nhằm cải thiện hiệu quả cạnh tranh trên thị trường. Tinh thần cải cách môi trường kinh doanh tiếp tục được làm sâu sắc hơn với chuỗi Nghị quyết số 19. Bên cạnh công tác xây dựng thể chế, Chính phủ cũng trực tiếp chỉ đạo, xử lý nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện CIEM khẳng định: Thường nhìn từ phía cầu, tăng đầu tư, mở rộng tài khóa. Liệu có làm được vậy không hay phải căn cơ hơn để cải thiện môi trường kinh doanh, phân bố lại nguồn lực, cải thiện hiệu quả nguồn lực, tăng năng suất để đạt được các mục tiêu tăng trưởng.

Ông Cung nhấn mạnh: Tăng trưởng thấp hiện nay do các nguồn lực phát triển hạn chế, khu vực DNNN hoạt động vẫn kém hiệu quả, khu vực tư nhân còn yếu. Khu vực DN chưa thực sự sôi nổi, chưa thực sự hứng khởi kinh doanh.

"Chính phủ mới sau khi nhậm chức được 10 ngày có hội nghị ngày 29/3, chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương loại bỏ các rào cản đối với kinh doanh. Tuy nhiên, từ đó đến nay, các cơ quan đã làm được gì để tháo gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ DN và thực sự bộ máy đã vào guồng chưa? Cần chuyển từ Nhà nước quản lý, giám sát sang Nhà nước kiến tạo và hỗ trợ phát triển nhanh chóng vì lúc này là thời điểm Việt Nam cần cải cách nhanh chóng, kiên quyết". TS Cung nói rõ.

Theo đánh giá của CIEM, kinh tế trong nước đang chịu những tác động mạnh mẽ của diễn biến xấu kinh tế thế giới. Trong 6 tháng đầu năm tiềm ẩn nhiều khó khăn và bất định, những dự báo tăng trưởng kinh tế phục hồi chậm ở cả các nền kinh tế lớn cũng như các thị trường mới nổi.

Cần có nghiên cứu đánh giá tác động của những diễn biến này tác động xấu đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam như sự kiện các tổ chức quốc tế lớn (IMF, WB) tiếp tục hạ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016-2017 của hầu hết các khu vực và nền kinh tế chủ chốt. Những rắc rối chính trị của EU, bao gồm cả việc Vương quốc Anh trưng cầu ý kiến về việc rời khỏi EU, ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của nhà đầu tư và triển vọng của xuất khẩu Việt Nam thời gian tới.

Nguyễn Tuyền

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm