1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Petrovietnam thắng kiện vụ tranh chấp đối tác quốc tế

(Dân trí) - Hội đồng Trọng tài Quốc tế đứng về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) trong vụ tranh chấp về ưu đãi thuế theo Hợp đồng phân chia sản phẩm.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vừa phát đi thông báo về vụ tranh chấp ưu đãi thuế theo hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí.

Thông cáo nhấn mạnh: “Hội đồng Trọng tài Quốc tế đứng về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) trong vụ tranh chấp về ưu đãi thuế theo Hợp đồng phân chia sản phẩm”.

Trong phán quyết trọng tài ban hành ngày 22/5 vừa qua, một Hội đồng Trọng tài quốc tế được thành lập theo Quy tắc Tố tụng Trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế ICC gồm các trọng tài viên hàng đầu thế giới là ông Gary Born (Chủ tịch Hội đồng Trọng tài), ông David A. R. Williams QC và ông Yves Derains đều nhất trí với quan điểm của Petrovietnam trong một vụ tranh chấp lớn về ưu đãi thuế theo hợp đồng phân chia sản phẩm liên quan đến một mỏ dầu khí ngoài khơi Việt Nam.

Hội đồng Trọng tài bác bỏ toàn bộ các yêu cầu khởi kiện chống lại Petrovietnam và buộc các nhà thầu nguyên đơn phải bồi hoàn toàn bộ phần phí trọng tài mà Petrovietnam đã ứng trước.

(ảnh minh hoạ).
(ảnh minh hoạ).

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Chính phủ “nhắm” tăng trưởng kinh tế 2016 vượt 6,5%

Chính thức ký kết FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu

Hai đại gia có thú chơi máy bay...lôi nhau ra đòi nợ giữa phố

Gạo Việt Nam gặp khó với thị trường Thổ Nhĩ Kỳ

Công trình 300 tỷ nứt toác sau 1 trận mưa: Chưa đánh giá kỹ địa chất

Sacombank tổ chức đại hội cổ đông bất thường thông qua kế hoạch M&A

Vụ tranh chấp xoay quanh lập luận của các nguyên đơn là họ ngầm định được hưởng một số ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mặc dù các ưu đãi đó chưa từng được bàn đến trong các vòng đàm phán và cũng không được quy định trong hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc giấy chứng nhận đầu tư có liên quan.  Trong quá trình cân nhắc vấn đề để đưa ra phán quyết, Hội đồng Trọng tài nhất trí với quan điểm của Petrovietnam là luật Việt Nam đưa ra “một cách tiếp cận vấn đề linh động và đa dạng phù hợp với quyền lợi thương mại hợp lý của Chính phủ Việt Nam và các công ty dầu khí quốc tế”. 

Hội đồng Trọng tài xét thấy rằng, trong vụ tranh chấp này, các nguyên đơn không thể được hưởng các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp vì các ưu đãi thuế đó chưa từng được các bên đàm phán và không hề được các cơ quan chức năng Việt Nam phê duyệt.  Hội đồng Trọng tài chỉ rõ việc nhà thầu “đã được đối xử một cách không thay đổi trong suốt khoảng thời gian có liên quan” và cách đối xử đó theo đúng những gì các bên tham gia ký kết hợp đồng ban đầu kỳ vọng.  

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petrovietnam cho hay: “Phán quyết này công nhận Petrovietnam luôn luôn sẵn sàng đàm phán với đối tác và thiện chí của Petrovietnam luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ nhà thầu nước ngoài trong quá trình làm việc với các cơ quan chức năng Việt Nam. Phán quyết của Hội đồng Trọng tài cũng xác nhận việc các hợp đồng phân chia sản phẩm Việt Nam phải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên và đúng theo các điều khoản hợp đồng có liên quan".

Luật sư của Petrovietnam trong vụ kiện trọng tài này là Shearman & Sterling LLP (thành viên văn phòng Paris: Giáo sư Emmanuel Gaillard và Tiến sĩ Yas Banifatemi) và YKVN (thành viên văn phòng Singapore: luật sư Đặng Khải Minh và cố vấn văn phòng Singapore: luật sư Đỗ Khôi Nguyên).

 An Hạ


Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”