1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Phú Yên:

Nông dân trồng mía bằng hệ thống tự động

(Dân trí) - Với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên, các nông dân ở huyện miền núi Sơn Hòa, Đồng Xuân và Sông Hinh đã mạnh dạn đầu tư phương pháp tưới mía bằng pét phun tự động. Nhờ đó giảm chi phí nhân công, tăng năng xuất, thu lợi thêm gần 11 triệu đồng/ha.

Hướng đi mới cho người trồng mía

Tỉnh Phú Yên là một trong những địa phương có diện tích trồng mía rất lớn với hơn 25.800 ha, diện tích trên được phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi như Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân. Cũng chính vì được trồng chủ yếu ở miền núi, nên cây mía khó chủ động về nguồn nước tưới, mà phụ thuộc vào nước trời hoặc nông dân phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để dùng máy bơm từ các khe suối, giếng khoan… việc tưới này đem lại khá thấp.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên về dự án áp dụng tưới nước bằng pét phun quay tự động. Qua thí điểm hệ thống đã phát huy hiệu quả về tăng năng suất, đồng thời làm thay đổi tập quán canh tác của nông dân, góp phần thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương.

Khi tưới bằng hệ thống phun bằng pét người nông dân giảm chi phí, tăng năng suất thu lợi thêm gần 11 triệu đồng/ha.
Khi tưới bằng hệ thống phun bằng pét người nông dân giảm chi phí, tăng năng suất thu lợi thêm gần 11 triệu đồng/ha.

Ông Võ Văn Út, nông dân xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên nói: "Pét phun chúng tôi mới được đầu tư đem lại hiệu quả cao. Thay vì trước đây mỗi tháng nếu trời không mưa thì chúng tôi phải tưới từ 3 - 4 lần, giờ đây tưới bằng pet thì chỉ con 1 - 2 lần. Về năng suất, cứ 1 ha mía chúng tôi tưới bằng pét này thì tăng lên 30 tấn nữa tức tăng khoảng 30% năng suất.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên, hiện nay mô hình này đã được áp dụng cho các hộ nông dân trồng mía tại các huyện miền núi như Sơn Hòa, Đồng Xuân và Sông Hinh. Tổng diện tích là 6 ha. Chi phí đầu tư cho mỗi hệ thống tưới này là 33,3 triệu đồng và sử dụng ít nhất 5 năm liên tục. Trong đó Nhà nước hỗ trợ 50% giá trị.

Khá vui vì hệ thống phun pét mang lại hiệu quả, ông Nguyễn Văn Bình xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa nói: “Nhà tôi trồng được 10ha mía, mỗi năm tôi phải chi cho việc tưới nước hết gần 40 triệu đồng cho nhân công, máy móc, xăng dầu… giờ cũng với số tiền đó, phun bằng pét thì được 5 năm…”

Chú trọng nhân rộng mô hình

Theo ông La Thanh Phục, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa: Với chủ trương của Trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Yên về sử dụng mô hình pét này đã tạo điều kiện rất lớn cho nông dân trồng mía để nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là hướng đi mới cho người nông dân ở huyện Sơn Hòa và các huyện khác, vì đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân. Chúng tôi sẽ vận động khuyến khích bà con trong xã học tập và nhân rộng mô hình này.

Máy phun pét đang tưới cho ruộng mía của gia đình ông Võ Văn Út
Máy phun pét đang tưới cho ruộng mía của gia đình ông Võ Văn Út

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên: Vùng nguyên liệu mía của Phú Yên chủ yếu là tập trung ở các huyện miền núi như Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân. Nếu không có hệ thống tưới chủ động thì nắng hạn sẽ làm cho mía giảm năng suất và thu nhập của bà con giảm đáng kể.

Qua thí điểm, với hệ thống phun bằng pét sẽ đem lại hiệu quả về năng suất mía đạt bình quân 90 tấn/ha, cao hơn năng suất mía trồng đại trà 20 tấn/ha, tương đương với doanh thu tăng thêm 20 triệu đồng. Sau khi trừ khấu hao chi phí thiết bị tưới, công lao động, nhiên liệu... do sử dụng hệ thống tưới bằng pet tự động và đối chiếu với các diện tích mía khác, nông dân còn lãi tăng thêm được 10,84 triệu đồng/ha so với trồng đại trà.

Đây là xác định một mô hình tưới đảm bảo đạt suất đầu tư không cao, di chuyển được dễ dàng… Qua đánh giá thì bà con rất ủng hộ. Về tốc độ sinh trưởng của cây mía cũng rất tốt vì nó giữ được độ ẩm cao.

Trung Thi

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm