1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nòng cốt tiêu hoang, ai chặn được tập đoàn nhà nước

Bàn về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, nhiều chuyên gia lo ngại, khi chưa tách bạch rõ nhiệm vụ công ích và vấn đề kinh doanh thì sẽ khó phát huy hiệu quả vốn Nhà nước.

DNNN cần tham gia sân chơi bình đẳng với các DN khác để phù hợp với tinh thần của TPP.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

Nòng cốt có dám cạnh tranh bình đẳng?

 

Góp ý cho dự thảo Luật Quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư, Viện trưởng Viện Kinh tế, TS Trần Đình Thiên lo ngại về sự bình đẳng trong hoạt động của DNNN.

 

"Chức năng, vị thế của DNNN cần phải được xác lập rõ ràng, thống nhất quan điểm, khái niệm này với hàng loạt các Luật liên quan đang soạn thảo, sửa đổi như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước...", ông Thiên cho hay.

 

Ông cho rằng, các quy định xác lập rõ, kinh tế Nhà nước là chủ đạo, trong đó, DNNN là nòng cốt, có chức năng điều tiết vĩ mô... Với vị thế là chủ đạo, nòng cốt, DNNN liệu sẽ có những ưu quyền, đặc lợi hơn so với doanh nghiệp tư nhân? Vì thế, các nhà soạn thảo luật này sẽ phải làm rõ quan hệ giữa khái niệm về vai trò chủ đạo này, khái niệm về chức năng của DNNN với vị thế cần bình đẳng giữa các thành phần DN.

 

Nhiều DN dệt may phải sớm cổ phần hóa năm nay
Nhiều DN dệt may phải sớm cổ phần hóa năm nay

 

Vị Viện trưởng Viện Kinh tế còn băn khoăn, trong bối cảnh hiện nay, TPP là một áp lực lớn để buộc Việt Nam phải cải cách thể chế ở mức cao nhất. Việt Nam phải cam kết có môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo thể chế theo kinh tế thị trường hiện đại.

 

"Hai đặc trưng này sẽ quyết định hướng đầu tư vốn Nhà nước và cách ứng xử chính sách, luật pháp đối với DNNN", ông Thiên nói.

 

Ông Lê Xuân Bá, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, chức năng hỗ trợ điều tiết vĩ mô của DNNN phải được đổi mới, các hoạt động tài chính phải được hạch toán theo cơ chế thị trường.

 

Như vậy, phần vốn Nhà nước đầu tư vào DN để kinh doanh và phần vốn nhà nước đầu tư vào DN để thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội, công ích do NN giao sẽ phải tách biệt rõ ràng. Chính sự lẫn lộn hiện nay đã dẫn đến khó đánh giá chính xác hiệu quả DNNN và là một trong các nguyện nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng trong khu vực này.

 

Ông James Colvin, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng thế giới nhìn nhận, cần phải tách bạch chức năng chủ sở hữu và quản lý Nhà nước ở DN theo một quy trình sự minh bạch. Trong đó, tất cả các mục tiêu phi thương mại nên giải quyết ở cấp Chính phủ thì sẽ thành công hơn là để DN làm.

 

Quản vốn nhà nước không thể chung chung

 

Luật Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào DN có mục đích cao nhất là làm sao, đồng vốn nhà nước đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, ông Bá cho rằng, dự luật phải có quy định cụ thể và thuyết phục hơn về vấn đề này. Vốn Nhà nước đầu tư vào DN chỉ là một phần của vốn DN.

 

Nguyên tắc chủ sở hữu Nhà nước là phải quản lý phần vốn của mình vào DN ở các tầng, nấc khác nhau, nghĩa là vốn NN chảy đến đâu phải có quản lý đến đó. Việc quản lý này thông qua người đại diện là quy định chính xác. Vấn đề là có xác định được phần vốn của NN hay không, cách xác định, tính toán như thế nào? Nếu không xác định chính xác được mà cứ quy định phải quản lý chung chung thì liệu có làm mất quyền tự chủ của DN không?

 

Ngoài việc khó quản lý về phần vốn như vậy, ông James Colvin, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng thế giới cũng than phiền, vấn đề công khai minh bạch trong hoạt động của DNNN còn quá chung chung.

 

"Theo quy định hiện nay, đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp sẽ phải công khai về tài chính nhưng rõ ràng, yêu cầu này phải được báo cáo phải chi tiết, có quy trình tổng hợp báo cáo. Phạm vi thời gian công khai thông tin này cũng cần phải phù hợp với nhu cầu của chủ sở hữu, trong đó, phải quy định rõ những thông tin nhạy cảm của DNNN cần phải được tôn trọng".

 

Theo vị chuyên gia này, cùng với một quy trình  công khai minh bạch thông tin thì trách nhiệm giải trình phải được quy định rõ trong luật.

 

"Quốc hội cũng cần phải có điều trần định kỳ với các DNNN lớn về các vấn đề liên quan, điều trần với các nhà đầu tư lớn", ông James Colvin nhấn mạnh.

 

TS Lê Xuân Bá cũng cho rằng, DNNN đang có đặc điểm của một công ty đại chúng bởi thuộc tính sở hữu toàn dân và có ảnh hưởng nhiều mặt tới các cộng đồng dân cư, các lĩnh vực của nền kinh tế. Chính vì thế, yêu cầu công khai thông tin và minh bạch hóa hoạt động của DNNN phải cao hơn nhiều so với DN khác.

 

Và theo thông lệ quốc tế, tiêu chuẩn công khai minh bạch đối với DNNN ít nhất phải tương tự các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cùng đó là phải có chế tài mạnh giám sát các bên liên quan.

 

Ông Bá đề nghị, đã đến lúc trong các văn bản pháp luật, cần có các quy định sòng phẳng theo hướng những ai, cụ thể cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân... vi phạm luật hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật đều phải có chế tài đi kém theo. Như thế mới là công bằng, mới nâng cao trách nhiệm thực thi pháp luật ở DNNN.

 

Theo Phạm Huyền

VEF
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm