1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Cải cách môi trường kinh doanh:

Nỗi lo tư duy kiểu cũ quay lại?

Những nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh của Chính phủ vẫn chưa thể làm hài lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Cộng đồng doanh nghiệp đang e ngại xu hướng quay trở lại của tư duy quản lý siết chặt thay vì tạo thông thoáng.

Còn nhiều thủ tục hành chính rườm rà.
Còn nhiều thủ tục hành chính rườm rà.
 
Gánh nặng thủ tục hành chính

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* World Bank "bắt mạch" tình trạng ốm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam

* Bầu Kiên “cám ơn Hội đồng xét xử đã hỏi rất sâu”

* “Nới” tỷ lệ vốn lên 60%, lãi suất sẽ giảm tiếp?

* Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” vào năm 2040

* Nga: Trừng phạt của Phương Tây đe dọa an ninh kinh tế quốc tế   

Mở đầu bài phát biểu của mình tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) hôm 2/12, đại diện của nhóm công tác giáo dục đã chiếu lên màn hình một bức ảnh chụp một nữ luật sư đang bê chồng tài liệu giấy cao đến ngang ngực, kèm theo đó là cánh tay cũng khoác thêm 1 túi xách nặng không kém đừng bộ hồ sơ dày cộp.

Vị đại diện này mô tả, nữ luật sư này đang đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở KHĐT để xin gia hạn cấp phép hoạt động cho một công ty.
 
Ông nhấn mạnh sự khó hiểu khi việc gia hạn cho loại dịch vụ mà công ty đã được cấp phép hoạt động lại đòi hỏi phải mang nhiều loại giấy tờ đến như vậy.

Hình ảnh sống động này khiến không ít quan khách tại Diễn đàn VBF giật mình.

Bởi từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là liên quan đến thuế, hải quan. Nhưng những nỗ lực này mới chỉ là bước khởi động.

Bà Viriginia Foote, đồng chủ tịch của Liên minh Diễn đàn VBF đã điểm lại, các chỉ số đo lường mức độ thuận lợi của DN trong việc thành lập mới, cấp phép xây dựng, cấp điện, đăng ký tài sản, đóng thuế, thương mại... của Việt Nam đều là các lĩnh vực bị xếp hạng thấp. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Môi trường kinh doanh đã xếp Việt Nam thứ 78/189 nền kinh tế, trong khi, hai quốc gia lân cận là Malaysia có vị trí thứ 18 và Thái Lan đứng thứ 26.

"Số lượng, thời gian làm thủ tục ở Việt Nam nhiều gấp 3-4 lần các nước đối tác thương mại. Đây là một bất lợi về cạnh tranh cho Việt Nam nhưng không có nghĩa là không thể khắc phục", bà Viriginia Foote nói.

Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc chia sẻ, kết quả điều tra khảo sát từ cộng đồng doanh nghiệp của VCCI năm 2014 cho thấy, mức độ minh bạch các tài liệu quy hoạch, tài liệu pháp lý từ các cơ quan chính quyền còn thấp. Nhiều doanh nghiệp cần tham khảo các tài liệu này nhưng khó tiếp cận bởi các cơ quan này đăng tải còn chưa kịp thời hoặc chưa đầy đủ.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp nói chung rất khó dự đoán được những thay đổi, điều chỉnh các quy định pháp luật. Chỉ có khoảng 13% doanh nghiệp cho biết có thể dự đoán được những thay đổi này từ Trung ương và 9% dự đoán được khả năng thực thi ở địa phương. Trong khi đó, các địa phương thực thi pháp luật vẫn chưa tạo sự dễ dàng cho doanh nghiệp.

Ông Gaurav Gupta, chủ tịch Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ (Amcham) cho biết:"Chúng tôi thường chứng kiến một số nhà đầu tư ban đầu định bỏ vốn vào Việt Nam, nhưng ý định này đã không thể trở thành hiện thực, vì họ liên tiếp phải đối phó các thách thức về nguồn nhân lực, quy trình cấp phép và đặc biệt là môi trường pháp lý chưa rõ ràng, thiếu nhất quán".

Ông khẳng định, chính điều này khiến không ít nhà đầu tư buộc phải cân nhắc chuyển hướng kinh doanh sang nơi khác.
 
Ông Tomasso Andreatta, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (Eurocham), Việt Nam đang cần thu hút vốn từ tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài để phát triển hạ tầng, bởi ngân sách chỉ có thể lo được 50% vốn, tức 170 tỷ từ năm 2011-2020. Các công ty quản lý quý, ngân hàng... trên thế giới cũng mong muốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng với các quy định hiện nay thì đều không khả thi.

Thông thoáng hay siết chặt

Tư duy quản lý kiểu cũ đang quay trở lại ở một số lĩnh vực, gây khó cho doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc nhận xét.

Ông nói: "Thay vì tạo sự thông thoáng trong gia nhập thị trường và tăng cường hậu kiểm, thì trong một số lĩnh vực lại có xu hướng siết chặt khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ đóng cửa, giải thể".

Cũng than phiền về xu hướng này, ông Gaurav Gupta nói, một số lĩnh vực, Chính phủ "nỗ lực" quản lý hoạt động kinh doanh lại khiến nhiều nhà đầu tư phải suy nghĩ lại về kế hoạch đầu tư tại Việt Nam.
 
Ví dụ, ngay trong lĩnh vực tài chính, ông dẫn chứng, Thông tư 23 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 19/8 mới đây càng làm tăng thêm thời gian, tốn chi phí khi doanh nghiệp mở hay duy trì một tài khoản ngân hàng tại Việt Nam.

Ông Kim Jung In, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (Korcham) cũng giãi bày nhiều quy định mới bất khả thi. Ví dụ như Thông tư 20 của Bộ KHCN đòi hỏi DN nhập dây chuyên máy móc còn 80% chất lượng ban đầu là quá mơ hồ, bởi không có bất kỳ tiêu chuẩn nào để đo lương.

Nhiều máy móc, dây chuyền là sản xuất nội bộ, được bảo vệ chặt chẽ như một bí mật thương mại nên để có bên thứ ba đánh giá là rất khó thực hiện. Ngay cả khi có sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn này thì doanh nghiệp vẫn phải lập các chứng từ liên quan đến kỹ thuật, chất lượng", ông Kim nói.

Ngoài ra, các vấn đề lao động trình độ kém, năng suất thấp cũng được nhiều đại diện doanh nghiệp nước ngoài phản ánh như một yếu tố gây nản lòng các nhà đầu tư đến Việt Nam.

Cộng đồng doanh nghiệp đã đề nghị, Chính phủ cần có các bước tiến rõ rệt hơn trong cải thiện môi trường kinh doanh, nếu không sẽ làm mờ đi hình ảnh một Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

Theo Phạm Huyền
VEF

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm