Những tỷ phú vượt khó nổi tiếng thế giới

(Dân trí) - Từng là trẻ mồ côi, sống trong khu ổ chuột, và làm đủ mọi việc để kiếm sống, họ đã trở thành những tỷ phú nổi tiếng và giàu có với khối tài sản hàng tỷ đô la.

1. Maria Das Gracas Silva Foster

 

Những tỷ phú vượt khó nổi tiếng thế giới

Từng sống trong khu ổ chuột trước khi trở thành nữ CEO đầu tiên của Petrobras, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Brazil. Maria trải qua tuổi thơ tại Morro do Adeus, khu ổ chuột cực kỳ nghèo khổ. Mẹ bà là người lao động chính của gia đình còn cha là kẻ nghiện rượu. Bà từng thu gom phế liệu để kiếm tiền phụ giúp gia đình.

 

Năm 1978, Maria bắt đầu làm thực tập viên tại  Petrobras. Bà vượt qua mọi rào cản để trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của công ty trong mảng kỹ thuật. Theo Bloomberg, tinh thần làm việc không mệt mỏi khiến bà có biệt danh là Caveirao, tên gọi của loại xe bọc thép cảnh sát thường dùng để truy đuổi tội phạm trên các khu phố tại Brazil. Maria trở thành nữ CEO đầu tiên của công ty vào tháng 2/2012.

 

2. Do Won Chang

 

Những tỷ phú vượt khó nổi tiếng thế giới

Trước khi phát triển thương hiệu thời trang Forever 21, Do Won Chang từng làm cùng lúc 3 công việc để kiếm sống. Do Won Chang và vợ từ Hàn Quốc chuyển tới sống tại Mỹ năm 1981. Khi đó, Do Won buộc phải làm gác cổng, nhân viên trạm xăng và phục vụ trong quán cà phê để trang trải cuộc sống. Cuối cùng, năm 1984, họ cũng có thể mở cửa hàng quần áo đầu tiên của mình. Cửa hàng này đã phát triển trở thành Forever 21 và nhanh chóng đi tiên phong trong làng thời trang. Hiện Forever 21 trở thành đế chế thời trang đa quốc gia với 480 cửa hàng trên toàn thế giới và có doanh thu 3 tỷ USD mỗi năm. Hiện nay, hai còn gái của Do Won Chang, Linda và Esther đang phụ giúp cha mẹ trong việc điều hành công ty.

 

3. Harold Simmons

 

Lớn lên trong một căn lều tăm tối không có điện tại một thị trấn Golden, bang

Lớn lên trong một căn lều tăm tối không có điện tại một thị trấn Golden, bang Texas, Mỹ, Harord Simmons vẫn cố gắng theo học đại học Texas, và tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân và thạc sỹ ngành kinh tế.

 

Thương vụ đầu tư đầu tiên của Harold là chuỗi cửa hàng thuốc với số tiền đi vay hoàn toàn. Chuỗi cửa hàng sau này đã mở rộng với 100 cửa hàng và được bán cho tập đoàn Eckerd với giá 50 triệu USD. Kể từ đó, Harold trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mua lại công ty. Hiện ông sở hữu 6 công ty niêm yết trên sàn NYSE, trong đó có tập đoàn Titanium Metals Corporation, nhà sản xuất titan lớn nhất thế giới.

 

4. George Soros

 

Những tỷ phú vượt khó nổi tiếng thế giới

George Soros sinh ra ở Hungary. Tuổi thơ của nhà tỷ phú này gắn liền với những ngày kinh hoàng khi phát xít Đức tàn sát người Do Thái trong Thế chiến thứ hai. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1947, ông rời quê hương và tới sống với một người họ hàng tại London. Soros tự mình kiếm tiền bằng công việc bồi bàn và hầu bàn trên xe lửa để theo học Đại học kinh tế London.

 

Sau khi tốt nghiệp, Soros làm nhân viên bán hàng trong một cửa hàng lưu niệm. Ông không ngừng viết đơn xin việc gửi tới các ngân hàng tại London cho tới khi được nhận vào. Đó là bước khởi đầu cho sự nghiệp thành công rực rỡ và lâu dài của ông trong lĩnh vực tài chính. Hiện, Soros là một trong những nhà đầu tư thành công nhất thế giới.

 

5. Howard Schultz

 

Trước khi trở thành CEO của hãng cà phê Starbucks, Howard từng sống nhờ các dự án hỗ trợ tại

Trước khi trở thành CEO của hãng cà phê Starbucks, Howard từng sống nhờ các dự án hỗ trợ tại Brooklyn. Khi đó, ông luôn muốn bứt phá và thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ cùng người cha lái xe tải. Dù sống cảnh bần hàn nhưng Howard chơi thể thao cực giỏi và đã giành được một học bổng bóng đá để vào học tại đại học Northern Michigan.

 

Sau khi tốt nghiệp, Schultz làm việc cho công ty dụng cụ văn phòng Xerox trước khi mở một tiệm cà phê nhỏ mang tên Starbucks. Với niềm đam mê cà phê, Howard đã bỏ việc tại Xerox và trở thành giám đốc điều hành Starbucks năm 1987. Bắt đầu với 60 cửa hàng, giờ đây Starbucks có hơn 16.000 cửa hàng trên toàn thế giới. Hiện tài sản ròng của Howard trị giá khoảng 1,5 tỷ USD.

 

6. Li Ka-shing

 

Năm 1940, gia đình Li Ka-shing rời Trung Quốc đại lục tới

Năm 1940, gia đình Li Ka-shing rời Trung Quốc đại lục tới Hong Kong. Cha ông chết vì bệnh lao phổi khi ông mới 15 tuổi. Li phải bỏ học và làm việc trong một nhà máy sản xuất hoa nhựa xuất khẩu để kiếm tiền phụ giúp gia đình.  

 

Năm 1950, Li mở công ty riêng mang tên Cheung Kong Industries. Dù ban đầu chuyên sản xuất nhựa, công ty đã chuyển sang kinh doanh bất động sản. Hiện Li có trong tay nhiều công ty lớn trong các lĩnh vực ngân hàng, điện thoại di động, TV, sản xuất xi măng, bán lẻ, khách sạn, vận tải nội địa, sân bay, nhà máy điện, công ty sản xuất thép, vận tải biển… Li Ka-Shing hiện là người châu Á giàu nhất thế giới.

 

7. Francois Pinault

 

Năm 1940, gia đình Li Ka-shing rời Trung Quốc đại lục tới

Năm 1947, Pinault bỏ học trung học do thường xuyên bị trêu chọc vì gia cảnh nghèo hèn. Sai đó, ông tham gia vào công việc kinh doanh gỗ của gia đình. Vào những năm 1970, Francois bắt đầu mua lại các công ty nhỏ.

 

Với số vốn góp được, Francois khởi nghiệp với PPR, tập đoàn hàng xa xỉ với các thương hiệu nổi tiếng như Gucci và Stella McCartney. Là người pháp giàu nhất tại Pháp, hiện tài sản của ông và gia đình có giá trị khoảng 131 tỷ USD và sở hữu những ngôi nhà cổ trên toàn thế giới.

 

8. Leonardo Del Vecchio

 
Năm 1940, gia đình Li Ka-shing rời Trung Quốc đại lục tới
Del Vecchio là một trong 5 đứa con không nhận được hỗ trợ về tài chính từ bà mẹ góa bụa. Rời trại trẻ mồ côi, Leonardo Del Vecchio làm việc cho một nhà máy sản xuất gọng kính, nơi ông mất đi một phần ngón tay của mình.

 

Năm 23 tuổi, ông mở cửa hàng gọng kính của riêng mình. Cửa hàng này về sau đã phát triển trở thành công ty sản xuất kính râm lớn nhất thế giới, Luxottica, với các thương hiệu nổi tiếng như Ray-Ban và Oakley cùng 6.000 cửa hàng bán lẻ. Leonardo Del Vecchio hiện sở hữu khối tài sản ước tính trị giá 11,5 tỷ USD.

 

9. Kirk Kerkorian

 

Trước khi trở thành chủ sở hữu siêu resort tại

Trước khi trở thành chủ sở hữu siêu resort tại Las Vegas, Kerkorian từng là võ sĩ quyền anh và phi công. Gia đình ông là nạn nhân của cuộc Đại khủng hoảng, và ông buộc phải bỏ học năm 8 tuổi và tìm đủ mọi cách để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Ông trở thành phi công cho lực lượng không quân hoàng gia trong thế chiến thứ II, chuyên chở hàng hóa qua biển Đại Tây Dương.

 

Từ số tiền kiếm được, Kerkorian lao vào kinh doanh và trở thành ông trùm bất động sản tại Las Vegas. Ông mua lại tổ hợp khách sạn sòng bạc The Flamingo và xây dựng The International &MGM Grand. Hiện ông sở hữu khối tài sản trị giá hàng tỷ đô la.

 

10. Sheldon Adelson

 

Trước khi trở thành chủ sở hữu siêu resort tại

Adelson lớn lên trong một căn hộ tập thể một phòng ngủ ở bang Massachusetts. Cha ông là một tài xế taxi còn mẹ ông mở một cửa hàng đan. Năm 12 tuổi, Adelson bắt đầu bán báo và chạy máy bán hàng tự động trên phố vài năm sau đó.

 

Adelson từng làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đóng gói vật dụng nhà vệ sinh khách sạn tới môi giới thế chấp. Bước ngoặt lớn nhất của ông là khi phát triển một chương trình thương mại máy tính. Ông đã dùng số tiền đó để mua lại Sands Hotel & Casino và sau đó là siêu resort The Venetian.

 

Ngọc Trang

Theo Business Insider